16/4/18

Hệ thống sơ đồ hóa môn Triết học Mác – Lênin (Kỳ 1)


Hệ thống sơ đồ hóa môn Triết học Mác – Lênin là một công trình chứa đựng nhiều tâm huyết và thời gian của “Lão C”, Phó Chủ nhiệm Câu lạc bộ Triết học Mộc Miên thực hiện với sự giúp đỡ, góp ý chuyên môn của một số bạn bè, thầy cô trong Khoa Triết học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Mục đích chính của công trình này nhằm hệ thống hóa những kiến thức cơ bản của môn Triết học Mác – Lênin, giúp người học dễ dàng tiếp cận với môn học. Chúng tôi sẽ đăng tải bài viết thành nhiều kỳ (tương ứng với sơ đồ hóa của từng bài trong chương trình học môn Triết học Mác – Lênin). Công trình được thực hiện với mục đích hoàn toàn PHI LỢI NHUẬN.

Chúng tôi đề nghị mọi sự trích dẫn công trình này cần ghĩ rõ nguồn dẫn từ website: Triethocmocmien.com.

Trân trọng mời bạn đọc quan tâm theo dõi!


Lão C.

SỰ XUẤT HIỆN CỦA NGHỆ THUẬT THỜI PHỤC HƯNG NHƯ TẤM GƯƠNG PHẢN CHIẾU TINH THẦN THỜI ĐẠI

SỰ XUẤT HIỆN CỦA NGHỆ THUẬT THỜI PHỤC HƯNG NHƯ TẤM GƯƠNG PHẢN CHIẾU TINH THẦN THỜI ĐẠI

 

Mục lục:
Lý do chọn đề tài: 2
A PHẦN MỞ ĐẦU.. 3
B PHẦN NỘI DUNG.. 4
  1. Thời kỳ Phục hưng – cái nhìn tới từ lịch sử. 4
1.1: Hạn từ Phục hưng và những cơ sở ra đời của thời kỳ Phục Hưng. 4
1.1.1: Hạn từ Phục hưng và ý nghĩa của nó. 4
1.1.2: Những nguyên nhân dẫn tới sự hình thành của thời kỳ Phục hưng. 5
1.2: Sự ra đời và lan rộng của thời kỳ Phục hưng ra toàn châu Âu. 6
1.2.1: Sự ra đời của thời kỳ Phục hưng tại Italia. 6
1.2.2 : Sự lan rộng của thời kỳ Phục hưng ra toàn cõi châu Âu. 7
  1. Thời kỳ Phục hưng – cái nhìn thông qua nghệ thuật. 8
2.1: Thời kỳ Phục hưng tại Italia phản chiếu thông qua các loại hình nghệ thuật. 8
2.1.1: Sự phản ánh của văn học Phục hưng Italia với tinh thần xã hội. 8
2.1.2 : Sự phản ánh của hội họa Phục hưng Italia với tinh thần xã hội. 10
2.1.3: Sự phản ánh của điêu khắc và kiến trúc Phục hưng Italia với tinh thần xã hội. 15
2.2: Thời kỳ Phục hưng lan rộng ra khắp châu Âu phản chiếu thông qua nghệ thuật. 18
2.2.1: Sự phản ánh thông qua văn học và kịch nghệ của tinh thần xã hội châu Âu thời Phục hưng. 18
2.2.2: Sự phản ánh thông qua âm nhạc của tinh thần xã hội châu Âu thời Phục hưng. 22
2.2.3: Sự phản ánh thông qua các loại hình nghệ thuật khác của tinh thần xã hội châu Âu thời Phục hưng. 22
  1. Trích dẫn hình ảnh của một số các tác phẩm nghệ thuật thời kỳ Phục hưng tiêu biểu. 26
  2. PHẦN KẾT LUẬN.. 32
CÁC THUẬT NGỮ ĐƯỢC SỬ DỤNG.. 33
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.. 34
Lý do chọn đề tài:
Có một nhà nghiên cứu mỹ học trước Marx đã đưa ra quan điểm sau về nghệ thuật: “ nghệ thuật là bản sao của cuộc sống”. Quan điểm trên đây có thể được hiểu theo nhiều cách khác nhau, các cách cắt nghĩa khác nhau như vẻ đẹp của cuộc sống được chuyển tải vào nghệ thuật nhưng ở một mức độ nào đó thấp hơn so với hiện thực của cuộc sống hoặc có thể hiểu là nghệ thuật phản ánh thế giới một cách đầy cô đọng. Tuy nhiên dù ta hiểu quan điểm trên theo cách cắt nghĩa nào thì tựu chung lại quan điểm trên vẫn đưa ra một ý nghĩa chung đó là nó nói lên chức năng của nghệ thuật đó là chức năng phản ánh tồn tại xã hội. Quả đúng là như vậy. Nghệ thuật từ khi ra đời nó đã được coi là công cụ đặc biệt được dùng để phản ánh tồn tại xã hội. Xã hội con người dù phát triển ở trình độ nào cũng được nghệ thuật phản ánh lại. Và đặc biệt ở thời kỳ Phục hưng sự xuất hiện của nghệ thuật thời kỳ Phục hưng được coi như là tấm gương phản ánh tinh thần của thời đại này. Với mục đích làm sáng tỏ quan điểm trên tôi quyết định lựa chọn chính quan điểm này là đề tài tiểu luận môn mỹ học Marx – Lenin của mình. Đề tài của tôi có tên là : sự xuất hiện của nghệ thuật thời Phục hưng như tấm gương phản ánh tinh thần của thời đại.


A PHẦN MỞ ĐẦU
Thời kỳ Phục hưng tại châu âu là một thời kỳ được đánh giá là dấu mốc vàng son của văn minh châu âu hậu thời kỳ cổ đại. Thời kỳ phục hưng là thời kỳ mà các giá trị tinh túy nhất của văn hóa Hy Lạp – La Mã cổ đại được phục sinh và phát triển một cách đầy mạnh  mẽ ở nhiều lĩnh vực mà đặc biệt là ở lĩnh vực nghệ thuật. Nghệ thuật thời kỳ Phục hưng được đánh giá là tấm gương phản ánh tinh thần của thời đại. Trên cơ sở những quan điểm của mỹ học Marxist, sự phân tích các tác phẩm nghệ thuật thời kỳ Phục hưng tôi sẽ làm sáng tỏ luận điểm trên về nghệ thuật thời kỳ Phục hưng.


B PHẦN NỘI DUNG
  1. Thời kỳ Phục hưng – cái nhìn tới từ lịch sử.
1.1: Hạn từ Phục hưng và những cơ sở ra đời của thời kỳ Phục Hưng

1.1.1: Hạn từ Phục hưng và ý nghĩa của nó.

Từ thời kỳ Phục hưng khi được chúng ta đưa ra xem xét để hiểu được nó chúng ta thường ngay lập tức tới việc đây là thời kỳ mà những giá trị về văn hóa, nghệ thuật, khoa học của nền văn minh Hy Lạp – La Mã cổ xưa được phục dựng lại và được quan tâm tới nhiều hơn so với thời kỳ trung cổ. Tuy nhiên cách hiểu này bấy lâu nay của chúng ta vẫn thực sự chưa có sự đầy đủ bởi sự quan tâm tới những giá trị văn hóa của thời kỳ Hy Lap – La Mã cổ đại không phải chỉ ở giai đoạn thế kỳ thứ 14 ,15 mới xuất hiện mà trong giai đoạn chế độ phong kiến tại châu  Âu có sự phát triển mạnh mẽ các vị huân tước hay các tác gia thời kỳ này cũng đã có sự để tâm tới các giá trị văn hóa Hy Lạp – La Mã cổ. Những cái tên tiêu biểu cho việc yêu thích và nghiên cứu các giá trị văn hóa đặc biệt là văn học của văn minh Hy Lạp – La Mã cổ đại ở thời kỳ phát triển của chế độ phong kiến đó là tác gia John của xứ Salisbury, Dante và các nhà thơ Goliard. Quay trở lại với ý nghĩa của hạn từ Phục hưng, xét theo nghĩa đen của từ này có ý nghĩa là sự tái sinh và có ý trùng lặp với các cách hiểu được phổ biến. Tuy nhiên khi nói tới hạn từ Phục hưng ở một chừng mực nhất định nào  đó đây chính là đỉnh điểm của một loạt các sự phục hưng đã xuất hiện ở thế kỷ thứ 9 và tới thế ky thứ 14 với những yếu tố, những nền tảng thích hợp nhất những sự phục hưng đó trở nên lớn mạnh hơn bao giờ hết và tạo nên một thời kỳ lịch sử chói lọi có tên là thời kỳ phục hưng. Vả những tiền đề nào đã là cơ sở cho những sự phục hưng có từ thể kỷ 9 trở thành một thời kỳ vàng son ở thế kỷ 14 là một vấn đề mà chúng ta cần phải tìm hiểu.

1.1.2: Những nguyên nhân dẫn tới sự hình thành của thời kỳ Phục hưng

Sự ra hình thành của thời kỳ Phục hưng được dựa trên rất nhiều cơ sở trong đó có những cơ sở là cơ sở trực tiếp dẫn đến thời kỳ Phục hưng và bên cạnh đó là một số các sự kiện được coi là nguyên nhân dẫn tới thời kỳ phục hưng. Và để tiếp cận với những nguyên nhân dẫn tới thời kỳ Phục hưng chúng ta sẽ đến với nguyên nhân trực tiếp dẫn dắt tới sự thời kỳ này đó là sự bảo trợ giao dịch. Có thể nhiều người sẽ cảm thấy băn khoăn khi tôi đưa ra nguyên nhân này và coi nó là một nguyên nhân có tính trực tiếp dẫn tới thời kỳ Phục hưng. Tuy nhiên theo Edward McNall Burns tác giả cuốn Western Civilzation: their history and their culture ( bản dịch tại Việt Nam là cuốn văn minh phương tây lịch sử và văn hóa)  thì sự bảo trợ trong giao dịch chính là nguyên nhân lớn nhất và trực tiếp nhất dẫn tới thời kỳ Phục hưng. Các nguyên nhân chúng ta được biết từ trước tới nay đều có những điểm chung ở việc chúng có sự kích thích sự phục hồi tri thức và nghệ thuật Hy Lạp – La Mã cổ đại trong các thế kỷ 12 và 13. Bên cạnh đó còn có những nguyên nhân được bổ sung như là: thứ nhất đó là sự phục hồi nghiên cứu các bộ luật La Mã trước đây và nó đã tạo ra sự quan tâm thế tục, thứ hai đó là sự quan tâm tới các tri thức trong các trường đại học, thứ 3 đó là sự phát triển của ngoại giáo…. Và tất cả các nguyên nhân kể trên để có thể phát triển một cách mạnh mẽ nhất, được quan tâm nhiều nhất đều là dựa trên cơ sở của sự bảo trợ tới từ phía các nhà bảo trợ giàu có và yêu mến tri thức cả ở trong và ngoài nhà thờ. Lực lượng bảo trợ tới từ phía ngoài nhà thờ chính là các dòng họ lớn, những thương gia lớn như gia tộc Medici ở xứ Florence, dòng họ Sforza ở thành Milan hay lãnh chúa Alfonso – cao thượng thành Naples. Những nhà bảo trợ này được gọi là những nhà bảo trợ thế tục. Bên cạnh các nhà bảo trợ thế tục thì các nhà ảo trợ trong Giáo hội cũng tồn tại mà cụ thể là những Đức giáo hoàng như  Nicholas đệ ngũ, Leo đệ thập…. Với sự bảo trợ của những nhà bảo trợ kể trên thời kỳ phục hưng đã dần hình thành. Ngoài ra thời phục hưng còn được dẫn tới trên cơ sở của những sự kiện được cho là nguồn gốc của nó như cuộc thập tự chinh của giáo hội đã mang về châu âu những ngoại giáo để có thể chống lại thế lực của giáo hội và phong kiến hay là sự xuất hiện của kỹ thuật in bằng chữ rời tại nước Đức. Với tất cả các nguyên nhân kể trên đã dẫn sự phát triển của văn minh châu âu đi từ phong kiến sang thời kỳ Phục hưng.

1.2: Sự ra đời và lan rộng của thời kỳ Phục hưng ra toàn châu Âu.

1.2.1: Sự ra đời của thời kỳ Phục hưng tại Italia

Trong hầu hết tất cả các tài liệu nói về thời kỳ phục hưng đều nêu rằng thời kỳ Phục hưng có nguồn gốc xuất phát tại Italia và sau này mới lan rộng ra toàn châu Âu. Vấn đề đặt ra ở đây tại sao nguồn gốc của thời kỳ Phục hưng lại là Italia chứ không phải là một quốc gia nào đó khác. Vấn đề được đặt ra như vậy là không hề sai lầm và để có thể chứng minh nó chúng ta sẽ đi sâu vào bối cảnh của nước Ý ( Italia) lúc đó để có thể tìm ra những cơ sở cần thiết để chứng minh rằng Ý là cái nôi của thời kỳ Phục hưng. Thứ nhất về chính trị của Italia lúc đó có một sự xáo trộn nhất định. Nước Ý lúc đó không phải là một nhà nước có tính thống nhất mà là một quốc gia đầy xáo trộn bởi các mối thù giữa các gia tộc và giữa các thành bang – thành phố. Nguồn gốc chính của các sự xáo trộn đó chính là mối quan hệ cạnh tranh trong thương mại một cách đầy quyết liệt giữa các thành bang và các gia tộc tại Italia lúc đó.  Chính sự xáo trộn trên đã là cơ sở, là nền tảng cho hàng loạt các sự kiện diễn ra và sự kiện đầu tiên đó là việc diễn ra các cuộc cách mạng trong cách cai trị các thành bang – thành phố. Các thành bang tại Italia thời kỳ tiền phục hưng hầu hết đều là các quốc gia cộng hòa tuy nhiên cho tới năm 1311 tại thành Milan với việc gia tộc Visconti lên nắm quyền điều hành thành phố thành Milan đã chuyển từ chế độ cộng hòa sang chế độ độc tài. Tiếp đó tới năm 1434 cộng hòa Florence được đặt dưới quyền kiểm soát của nhà tài phiệt khai sáng Cosimo De Medici. Với sự cai trị của dòng họ Medici Florence cũng trở thành chế độ độc tài như tại thành Milan và  sau đó tới các thành bang lớn khác của Italia cũng biến chuyển sang chế độ độc tài như thành Venice và  một số các thành bang khác. Và như một lẽ hiển nhiên khi hầu hết các thành bang đều chuyển mình sang chế độ độc tài và với các mối thù hằn vốn có thì việc những cuộc chiến tranh xâm lược lẫn nhau đã diễn ra. Mở đầu của sự việc này đó là việc thành bang Milan xâm lược được vùng đồng bằng Lombard và đe dọa thành Venice. Và để tự bảo vệ mình chính quyền thành Venice quyết định mở rộng vào phần nội địa để tăng cường sức mạnh của mình trước nguy cơ xâm lược của thành Milan. Và tiếp đó là những sự mở  rộng của các thành bang lớn khác trong đó có thành phố Florence. Sự xâm lấn trên không chỉ được thực hiện bởi các thành phố – thành bang mà các Đức giáo hoàng cũng tham gia vào việc này. Như vậy về mặt chính trị nước Ý được thống trị bởi các thành bang lớn như Milan, Florence, Venice, Naples và các Đức giáo hoàng. Và thật sự trùng hợp khi tất cả các lực lượng thống trị nước Ý lúc đó đều là những nơi mà những nhà bảo trợ của khoa học Ý sống và làm việc. Ngoài ra về mặt văn hóa bản thân nước Ý cũng là nơi mà các khoa học có sự phát triển khá mạnh ở thời Phục hưng, bên cạnh đó người Ý còn luôn tự hào về nguồn gốc La Mã của mình cũng như là tự hào về vị trí địa lý đầy thuận lợi của mình. Với tất cả những lý do kể trên Italia đã trở thành nơi xuất phát của thời kỳ Phục hưng tại châu Âu. Thời kỳ phục hưng là một làn sóng đầy mạnh mẽ không chịu sự bó hẹp tại đất nước Italia mà đã lan rộng và tỏa sức ảnh hưởng của mình ra toàn cõi châu Âu.

1.2.2 : Sự lan rộng của thời kỳ Phục hưng ra toàn cõi châu Âu.

Nước Ý cái nôi của thời kỳ phục hưng có lẽ rằng là không đủ rộng lớn để có thể cho thời kỳ phục hưng có được sự phát triển mạnh mẽ nhất thăng hoa nhất. Và như một lẽ tất yếu văn hóa phục hưng đã có sự lan rộng ra toàn cõi châu Âu. Nơi đầu tiên chịu sự ảnh hưởng lan rộng của thời kỳ phục hưng đó là vùng Bắc Âu. Về mặt chính trị xã hội Bắc Âu và xã hội Tây Âu gần như có sự tương đồng đối với nước Ý lúc đó. Các quốc gia Bắc Âu lúc đó cũng có sự xáo trộn về chính trị với các quý tộc phong kiến cát cứ kéo theo đó là các cuộc chiến tranh liên miên diễn ra. Tại Anh cuộc chiến tranh Hoa hồng diễn ra giữa các phe phái dẫn tới sự thoái trào của chế độ phong kiến tại Anh, tại Pháp và Tây Ban Nha cuộc chiến tranh diễn ra để hình thành một  quốc gia thống nhất cũng diễn ra. Tại nước Đức tuy là một phần của đế chế La Mã thần thánh nhưng quyền bính thực sự lại nằm trong tay các tiểu quốc nhỏ lẻ. Ngoài ra các quốc gia ở khu vực Bắc Âu và Tây Âu cũng đã cử những sinh viên của  mình tới học tập và tắm mình trong bầu không khí tri thức của thời kỳ Phục hưng của nước Ý và chính những con người này đã trở thành cầu nối, trở thành những người truyền bá nền văn hóa Phục hưng của nước Ý ra toàn cõi châu Âu.
  1. Thời kỳ Phục hưng – cái nhìn thông qua nghệ thuật
2.1: Thời kỳ Phục hưng tại Italia phản chiếu thông qua các loại hình nghệ thuật
Italia nơi được coi là cái nôi của thời kỳ Phục hưng không chỉ được biết đến với những giá trị mà văn minh La Mã cổ đại còn để lại như đấu trường Colosseum mà còn được biết tới với những giá trị văn hóa Phục hưng. Và mỗi tác phẩm của thời kỳ Phục hưng tại Italia đều ẩn chứa trong chúng những suy nghĩ, những trăn trở của thời đại đó. Sự phản ánh đó của nghệ thuật phục hưng Italia với văn học, với hội họa, với điêu khắc và kiến trúc đã tạo thành một tấm gương lớn phản ánh lại tinh thần của xã hội. Và dưới đây chúng ta sẽ cùng đi sâu vào xem xét sự phản ánh đó thông qua các loại hình nghệ thuật cơ bản nhất của văn hóa Phục hưng Italia.

2.1.1: Sự phản ánh của văn học Phục hưng Italia với tinh thần xã hội.
Văn học nghệ thuật Italia thể hiện tiếng nói nhân văn nhân đạo hình thành chủ nghĩa nhân đạo. Người được coi là cha đẻ của chủ nghĩa nhân đạo trong văn học Italia thời kỳ Phục hưng là Francesco Petraca hay còn được biết đến với cái tên là Petrarch ( 1304 – 1374). Petrarch là một con người có sự yêu thích với văn học trung cổ. Điều này được thể hiện ở chỗ ông thường xuyên sử dụng ngôn ngữ xứ Tuscan mà Dante đã từng sử dụng để viết các tác phẩm của mình. Petrarch được vinh danh là cha đẻ của chủ nghĩa nhân văn trong  nền văn học Italia thời kỳ Phục hưng nhưng chủ nghĩa nhân văn do ông sáng lập so với chủ nghĩa nhân văn của các văn sĩ thời trung cổ chỉ có đôi phần khác biệt. Điểm mới mà văn học nhân văn Petrarch mang lại đó chính là tình yêu cuồng nhiệt của ông đối với văn học cổ điển của nền văn minh Hy Lạp – La Mã. Chính sự cuồng nhiệt của Petrarch với nền văn học cổ điển Hy Lạp – La Mã đã phản ánh được một phần nào đó những gì mà xã hội Italia thời kỳ Phục hưng đang tiến hành và phục dựng đó là chấn hưng nền văn minh Hy Lạp – La Mã và ở một chừng mực nào đó nó đã thể hiện lòng tự tôn và sự tự hào của người Italia về nguồn gốc con cháu La Mã của mình. Chủ nghĩa nhân văn của văn học Italia không chỉ dừng lại ở một đại diện là Petrarch mà nó còn tiếp nối tới các thế hệ nhà văn Italia sau này như chủ nghĩa nhân văn mức độ thấp của Giovanni Boccaccio (1313 – 1375). Thời kỳ mà Petrarch và Boccaccio sống được gọi là thời kỳ Trecento và đây cũng chính là giai đoạn phát triển cao nhất của chủ nghĩa nhân đạo trong văn học Italia ở các giai đoạn sau như Quattrocento hay Cinquecento nền văn học Italia lại có những sự khác biệt về mặt đặc điểm.
Ở thời kỳ Quattrocento của nền văn học Italia ngôn ngữ tiếng Latin phục hồi một cách đầy mạnh mẽ và nó dần thay thế cho những ngôn ngữ cũ mà những Dante hay Boccaccio sử dụng. Cùng với sự phục sinh của ngôn ngữ Latin văn học Italia giai đoạn này đã vươn tới chủ nghĩa khoái lạc với các đại diện như Poggio, Beccadelli, Filelfo và  Pontano. Với chủ nghĩa khoái lạc của mình các nhà văn trên đã có những đòn công kích đầy mạnh mẽ vào chế độ giáo hội Italia lúc đó. Bên cạnh chủ nghĩa khoái lại ở giai đoan Quattrocento văn học Italia đã đạt tới sự nghiên cứu văn học Hy Lạp cổ ở mức đỉnh điểm. Với việc các học giả của Byzantine tới nước Ý để sinh sống họ đã mang theo những luồng quan điểm, tư tưởng của nền văn minh Hy Lạp cổ tới với nước Ý và làm cho văn học Hy Lạp trở thành một trong những nội dung nghiên cứu đầy tính tiêu biểu của văn học Italia giai đoạn Quattracento.
Ở giai đoạn cuối cùng của mình là giai đoạn Cinquecento văn học Italia đã có được một diện mạo mới với sự giao thoa đầy tính hoàn hảo của văn học cổ điển Hy Lạp với  văn học hiện đại. Nền văn học hoàn hảo đó đã không còn chỉ bị bó hẹp trong phạm vi thành Florence mà nó đã lan rộng ra và trở thành một trào lưu văn học có sức ảnh hưởng mạnh mẽ. Ngoài ra ở thời kỳ này các thiên sử thi và tiểu thuyết đồng quê cũng là các hình thức văn học chính. Nổi bật nhất trong đó là Ludovico Ariosto ( 1474 – 1533) tác giả của thiên sử thi Orlando Furioso. Đây là một cuốn sử thi gây co bạn đọc cười và quyến rũ bạn đọc bằng vẻ đẹp tự nhiên được tác giả miêu tả một cách đầy tài tình và chi tiết cũng như vẻ say đắm của con người trong tình yêu. Tuy nhiên với sự ra đời của văn học đồng quê ở giai đoạn Cinquecento thì đó đã là một lời cáo chung, một sự khép lại hoàn toàn cho nền văn học Italia thời kỳ Phục hưng bởi với các tác phẩm văn học đồng quê con người đã thể hiện sự thiếu tin tưởng của con người vào cuộc sống đô thị đầy giả tạo và bên cạnh đó là sự ca ngợi đối với cuộc sống ở đồng quê đầy yên ả, thanh bình và vàng son. Tác gia nổi tiếng nhất của văn học đồng quê Italia thời Phục hưng đó là Jacopo Sannazaro ( 1458 – 1530) với tác phẩm Arcadia.


                    2.1.2 : Sự phản ánh của hội họa Phục hưng Italia với tinh thần xã hội.

Nhắc tới nghệ thuật thời kỳ phục hưng tại Italia không thể không nhắc tới hội họa. Nhiều người cho rằng hội họa của Italia phát triển sớm hơn và mạnh mẽ hơn, nổi trội hơn so với văn học của Italia. Tuy nhiên quan điểm trên chỉ đúng một phần là ở chỗ hội họa của Italia có sự phát triển mạnh mẽ hơn, nổi trội hơn so với văn học ở cuối giai đoạn Quattrocento  còn ở giai đoạn Trecento hội họa Ý phát triển ở một mức độ vừa phải và không quá nổi bật với đại biểu duy nhất là Giotto (1276-1337). Vào giai đoạn Quattrocento các nhà hội họa không còn chỉ phục vụ cho nhà thờ bằng việc vẽ các bức tranh kinh thánh mà họ còn được tự do thể hiện các bức tranh của mình với các hình thức mới trong đó có tranh chân dung. Và ở thời kỳ Quattrocento này những họa sĩ nổi danh đều là người của thành Florence và người đi đầu đó là Masaccio. Ông là một tài năng nhưng lại ra đi khi tuổi đời còn khá trẻ tuy nhiên những gì ông để lại cho các họa sĩ giai đoạn sau đó là niềm cảm hứng bất diệt mang tên là chủ nghĩa hiện thực và sử dụng cách phối màu lập thể giữa ánh sáng và bóng tối. Tác phẩm lớn nhất của Masaccio là tác phẩm có tên : “ The Expulsion of Adam and Eve from the Garden” và tác phẩm “ The Tribute Money” Những người kế tục con đường của Masaccio là Fra Lippa Lippi và Botticelli. Ngoài ra trong giai đoạn này hội họa thành Florence còn có một cái tên hết sức nổi bật đó là Leonardo da Vinci.
Leonardo da Vinci ( 1452 – 1519) là một trong những cái tên sáng giá nhất của hội họa Florence, một thiên tài đa tài nhất từng sống. Với Leonardo da Vinci cách tiếp cận nghệ thuật của ông là rất khác biệt. Ông không kiên nhẫn với những motip truyền thống được xác lập lâu đời mà với ông nghệ thuật là phải dựa trên cơ sở khoa học để có thể sáng tạo. Tuy nhiên ông lại không có ý định gò bó sự quan tâm của mình vào vẻ ngoài của sự vật đơn thuần mà ông cho rằng người họa sĩ cần phải tìm hiểu cần phải chinh phục được các cấu trúc bên trong của các sự vật hiện tượng. Leonardo da Vinci là một người theo chủ nghĩa hiện thực trong hội họa khác hẳn so với những thẻ loại thông thường thông qua cách lựa chọn các vấn đề trong sáng tác hội họa của ông. Có thể nói một cách chung nhất về Leonardo da Vinci khi mô tả các hiện tượng trong tự nhiên ông không chỉ mô tả chúng thông vẻ tự nhiên bên ngoài mà ông còn cố gắng thể hiện chúng như những biểu tượng, những tượng trưng cho những suy nghĩ triết lý của mình. Những bức tranh mà người ta cho rằng là tuyệt tác của Leonardo da Vinci là bức Virgin of the Rocks, Last Supper và Mona Lisa. Với mỗi bức tranh trên Leonardo da Vinci không chỉ thể hiện cái đẹp mỹ thuật của nó mà còn thể hiện những triết lý những nghiên cứu khoa học của ông.

Như bức tranh Virgin of  the Rocks đã thể hiện được những kỹ năng, kỹ thuật hội họa đầy tuyệt vời của Da Vinci mà nó còn thể hiện được niềm tin của ông vào vũ trụ vào sự sắp xếp hợp lý thông qua vị trí của các nhân vật trong bức tranh.
Hay như với bức Last Supper –  hay còn được biết với cái tên là “ Bữa tiệc ly”- đã thể hiện một chuỗi cảm xúc của Đức Kito trong bữa tối cuối cùng với các tông đồ của mình và thông báo với họ về việc mình bị phản bội. Ở bức tranh này Leonardo da Vinci đã thể hiện hình ảnh của một Đức Kito đầy trầm lắng, đầy sự cam chịu với số kiếp của mình, cùng với đó là sự bất ngờ tới từ cảm xúc của các tông đồ về lời tuyên bố của Đức Kito. Với bức tranh Mona Lisa – hay còn có ý nghĩa là nàng Lisa của tôi- cũng là một bức tranh thể hiện được sự thay đổi cảm xúc trong tâm hồn con người mà Da Vinci nghiên cứu. Nhân vật chính của bức tranh là một người phụ nữ có thật và được Leonardo da Vinci mô tả mà theo đánh giá của sử gia kiêm nhà phê bình nghệ thuật nổi tiếng Bernard Berenson nhận xét: “ Ai thích Leonardo mô tả … sự quyển rũ không bao giờ cạn của phụ nữ trong độ tuổi trưởng thành? Leonardo là một trong những họa sĩ có thể hiểu đúng hoàn toàn nghĩa đen: “ bất kỳ thứ gì ông chạm tay vào cũng đều biến thành một vật có cái đẹp vĩnh hằng”.
Có thể nói hội họa của xứ Florence với các tên tuổi như Masaccio hay Leonardo da Vinci đã thể hiện được những gì mà xã hội Italia nói chung và thành phố Florence nói riêng đang vươn tới đó là sự phát triển của khoa học, sự ham hiểu biết đối với các tri thức tự nhiên của con người cũng như là sự phản ánh chân thực đời sống hiện thực thông qua những tác phẩm hội họa hiện thực.
Ở cuối giai đoạn Quattrocento nền hội họa Italia xuất hiện một trường phái hội họa mới đó là trường phái hội họa Venice với những cái tên nổi bật như Titian ( 1477 – 1576) , Giorgione ( 1478-1510) và Tintoretto ( 1518 – 1594). Khác với các họa sĩ của trường phái Florence các  họa sĩ trường phái Venice lại không quan tâm lắm tới việc đưa những triết lý khoa học của mình vào trong các tác phẩm hội họa mà hơn cả là họ muốn làm cho người xem càm thấy thích thú hơn với các màu sắc, các nội dung có trong tác phẩm của mình để có thể làm thỏa mãn tinh thần. Trong các tác phẩm hội họa của mình trường phái Venice đã thể hiện sự hiếu thích đời sống xa hoa giàu có của giai cấp tư sản mới nổi, đã phản ánh những tàn tích tới từ nghệ thuật phương Đông đã được thẩm thấu từ thời Byzantine tới cuối thời Trung cổ.
Ngoài ra khi nhắc tới hội họa phục hưng Italia ta không thể không nhắc tới tên tuổi của Rafaelfo ( còn được biết với cái tên là Raphael) hay Michelangelo. Các họa sĩ đầy tài năng trên là những đại diện của nền hội họa Italia giai đoạn Cinqueceto giai đoạn mà hội họa Italia phát triển tới tầm vóc cao nhất và cũng chính là thời điểm cuối cùng của sự phát triển hội họa Italia. Thành Rome ở giai đoạn này đã trở thành trung tâm của nghệ thuật Phục hưng Italia và chính thành Rome là nơi đã góp phần làm nên tên tuổi của Raphael. Raphael là một họa sĩ luôn thể hiện các tác phẩm hội họa của mình với một sự duyên dáng, một chủ nghĩa nhân văn đơn giản, cũng như là sự tôn vinh màu sắc và điều đó làm nên sự nổi tiếng của ông. Các tác phẩm hội họa nổi tiếng nhất của Raphael chính là bức School of Athens và bức Sistine Madonna. Một họa sĩ khác cũng rất nổi tiếng của hội họa Italia thời Phục hưng và được xem là người khổng lồ của giai đoạn Cinqueceto đó là Michelangelo. Với hội họa Michelagelo ông luôn thể hện trong đó sự căng thẳng, một sự bi quan gắn liền với tiểu sử của ông. Với Michelangelo cái bi kịch mà ông thể hiện trong hội họa của mình không phải là cái bi kịch mang tính chất cá nhân mà nó thể hiện sự bi kịch có tính chất phổ biến và điều này đã làm nên chủ nghĩa nhân văn trong hội họa Michelangelo. Các tác phẩm hội họa tiêu biểu nhất của Michelangelo gắn liền với các nhà thờ với các đề tài trong kinh thánh. Tiêu biểu nhất đó là bức God Dividing the Light from the Darknest, God creating the Earth, The Last judgment…
Có thể thấy được rằng ở giai đoạn Cinqueceto các tác phẩm hội họa cũng đã thể hiện trong đó những sự hoài nghi, những nỗi đau của nhân dân Italia trong xã hội mới. Các tác phẩm hội họa mang trong mình những ý muốn giải phóng con người cũng như thể hiện sự kìm kẹp, sự nhẫn tâm của nhà thờ khi trừng phạt con người thông qua các bức bích họa của nhà thờ.
Có thể tổng kết rằng với hội họa Phục hưng Italia với mỗi giai đoạn phát triển của lịch sử hội họa Italia lại phản ánh lại một phần tinh thần của xã hội lúc đó và đặc biệt là ở hai giai đoạn là Quattrocento và Cinquecento những gì là tiêu biểu nhất của tinh thần xã hội lúc đó đã được thể hiện thông qua hội họa một cách đầy mạch lạc và đầy cảm hứng. Ở giai đoạn Quattrocento đó là một tinh thần ham mê khám phá và chinh phục khoa học của con người thì ở giai đoạn Cinquecento hội họa Ý lại thể hiện một sự hoài nghi đối với xã hội mới, sự khao khát tự do của con người nhưng bị trói buộc bởi nhà thờ. Tất cả những điều đó đã được thể hiện trong hội họa Italia thời Phục hưng.

2.1.3: Sự phản ánh của điêu khắc và kiến trúc Phục hưng Italia với tinh thần xã hội.

Khi nói tới nghệ thuật Phục hưng Italia mà chúng ta không nhắc tới nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc thì quả là một thiếu sót vô cùng lớn. Cùng với hội họa nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc của Italia đã làm nên một nền nghệ thuật đầy tính tiêu biểu của thời kỳ phục hưng tại xứ sở hình chiếc ủng.
Nghệ thuật điêu khắc nước Ý bắt đầu có sự phát triển ở thời kỳ Phục hưng và dần dần sau này điêu khắc đã có sự tách rời khỏi kiến trúc để có được một vị thế riêng của mình. Nhà điêu khắc đầu tiên được cho là bậc thầy điêu khắc của Italia thời kỳ Phục hưng đó là Donatelo ( khoảng 1386 – 1466). Ông đã giải phóng nghệ thuật điêu khắc của mình ra khỏi kiến trúc Gothic và giới thiệu đặc điểm của chủ nghĩa cá nhân có nhiều sức sống hơn so với những người tiền bối của mình. Bức tượng David chiến thắng đứng trên xác của Goliath đã xác lập một tiền lệ cho chủ nghĩa tự nhiên, của sự ca ngợi sự khỏa thân mà các điêu khắc gia sau này theo đuổi nó. Ngoài ra Donatelo còn tạc tượng kỵ mã bằng đồng trong công trình tưởng niệm đầu tiên từ thời La Mã. Nhà điêu khắc thứ hai không thể không nhắc tới của nghệ thuật điêu khắc Italia thời Phục hưng đó là Michelangelo. Michelangelo được đánh giá là nhà điêu khắc vĩ đại nhất mọi thời đại và sự đánh giá đó quả là chính xác. Cũng giống như với hội họa tượng điêu khắc của Michelangelo cũng thể hiện một sự bi quan, vô vọng. Với Michelangelo nghệ thuật không phải là tuân theo chủ nghĩa tự nhên đơn thuần mà hơn hết ông đề cao những tác động và quan điểm của bản thân mình hơn so với tự nhiên trong quá trình sáng tạo nghệ thuật. Các tác phẩm điêu khắc của Michelangelo luôn có những điểm khác biệt so với những người khác như việc ông làm biến dạng tác dụng thuyết phục, thành kiến với các chủ đề vỡ mộng và bi kịch, và khuynh hướng thể hiện các quan điểm triết lý của mình trong các tác phẩm phúng dụ. Điêu khắc phúng dụ là loại hình điêu khắc gắn liền với tên tuổi của Michelangelo. Trên các lăng mộ của dòng họ Medici ở Florence ông tạc nhiều các tượng phúng dụ tượng trưng cho những khái niệm đầy tính trừu tượng như đau khổ và thất vọng. Hai trong số đó được biết tới với cái tên là Dawn và Sunset. Bức tượng Dawn là tượng một phụ nữ đang trở mình, ngẩng cao đầu như bị đánh thức bởi một ai đó. Trong khi đó bức tượng Sunset lại thể hiện hình ảnh của một người đàn ông mạnh mẽ nhưng lại đang chìm đắm dưới sức khổ ai của con người bao quanh. Khi cuối đời Michelangelo thường có khuynh hướng đưa các tác phẩm điêu khắc của mình đặc điểm cảm xúc ngoạn mục và cường điệu hơn. Bức tượng thể hiện cách rõ ràng nhất khuynh hướng này của Michelangelo là bức tượng Pietà. Đây là bức tượng Đức Mẹ đồng trinh đang đau khổ trước thi hai của Đức Kito. Tượng đứng phía sau của  Đức Mẹ đồng trinh có lẽ tượng trưng cho Michelangelo đang trầm ngâm suy nghĩ về bi kịch tang thương. Những bức tượng tiêu biểu nhất cho nghệ thuật điêu khắc của Michelangelo đó là tượng Moses, Bound Slave còn dang dở trên lăng mộ Đức giáo hoàng Jullius đệ nhị, bức tượng Pietà, bức tượng David và một số các bức tượng khác.
Bức tượng David – Michelangelo
Như với bức tượng David của Michelangelo ông đã thể hiện hình ảnh của một người thanh niên khỏe mạnh trong tư thế khỏa thân. Qua đó Michelangelo đã lột tả vẻ đẹp đầy hoàn mỹ của người đàn ông, đó là một vẻ đẹp tự nhiên mang lại cho con người. Từ đó ông đã thể hiện tiếng nói của xã hội Ý đương thời muốn vươn tới sự giải phóng con người thoát khỏi những kìm kẹp mà chế độ phong kiến và giáo hội. Qua bức tượng David Michelangelo đã thể hiện tình yêu đối với con người cũng như sự đả kích đối với chế độ phong kiến và giáo hội ở Châu Âu.

Bên cạnh nghệ thuật điêu khắc nghệ thuật kiến trúc Italia thời kỳ Phục hưng cũng đạt được nhiều những thành tựu. Nghệ thuật kiến trúc Phục hưng có một phần cội rễ từ quá khứ và điều này là khác xa so với nghệ thuật điêu khắc. Kiến trúc Italia Phục hưng là kiểu xây dựng mang tính chất chiết trung, hỗn hợp với kiểu kiến trúc trung cổ và kiến trúc cổ đại của dân ngoại đạo. Tuy nhiên những kiểu kiến trúc được lấy làm nguồn cội ở đây không phải là kiến trúc Gothic hay kiến trúc Hy Lạp mà là kiến trúc kiểu La Mã. Và lại một lần nữa văn hóa La Mã lại được hồi sinh trong sự hân hoan và niềm tự hào của cư dân Italia những người vẫn coi mình là hậu duệ của người La Mã. Với việc nghệ thuật kiến trúc La Mã trở thành hình thức sáng tạo chính những công trình kiến trúc của Italia cũng mang trong mình hình ảnh đặc trưng của kiến trúc La Mã đó là các mái vòm, những họa đồ có hình thập giá, những hàng cột đá…. Các công trình kiến trúc ra đời mặc dù chủ yếu là các công trình nhà thờ nhưng quan điểm mà chúng thể hiện lại là quan điểm thuần túy thế tục, thể hiện sự hân hoan, thích sống ở kiếp này cũng như sự hãnh diện về thành tựu của nhân loại. Các công trình kiến trúc điển hình đó là công trình nhà thờ thánh Peter ở Roma, công trình Villa Rotonda ở Vicenza hay giáo đường Florence.
Nhìn chung khi nói về nghệ thuật tại Italia thời kỳ Phục hưng bên cạnh những giá trị nghệ thuật mà chúng biểu đạt ta còn có thể thấy được rằng ẩn chứa trong chúng là những suy tư, những trầm ngâm của người nghệ sĩ sáng tạo ra nó. Và sự trầm ngâm, sự suy tư đó của họ không chỉ đơn thuần là những quan điểm mang tính chất cá nhân, cá biệt mà nó là những sự quan tâm mang tính phổ biến của con người thời kỳ đó và những người nghệ sĩ chính là những con người tiêu biểu đại diện cho ý chí tâm tư chung của cả xã hội Italia thời Phục hưng.

2.2: Thời kỳ Phục hưng lan rộng ra khắp châu Âu phản chiếu thông qua nghệ thuật.

Như một lẽ tất yếu với sức lan tỏa mãnh liệt của mình thời kỳ Phục hưng và văn hóa Phục hưng đã có sự lan tỏa ra khắp châu Âu và chúng nhanh chóng hòa nhập vào xã hội châu Âu và tạo ra những sự thay đổi lớn. Văn hóa Phục hưng đã một lần nữa thực hiện xứ mệnh trở thành tấm gương phản ánh tinh thần xã hội nhưng lần này không còn chỉ là xã hội Italia mà đó là tinh thần xã hội của toàn châu Âu, tinh thần của một xã hội đang có những bước chuyển mình hết sức mạnh mẽ. Để có thể biết được sự phản ánh đó diễn ra như thế nào thông qua văn hóa chúng ta sẽ cùng tìm hiểu điều đó thông qua các loại hình nghệ thuật như văn học, kịch nghệ, điêu khắc,  kiến trúc và hội họa.

2.2.1: Sự phản ánh thông qua văn học và kịch nghệ của tinh thần xã hội châu Âu thời Phục hưng.

Loại hình nghệ thuật đầu tiên chúng ta tìm hiểu đó là văn học. Văn học Phục hưng của châu Âu có một phần nào đó tương đồng với văn học Phục hưng của Italia khi cả hai dòng văn học này đều nói lên những giá trị mang tính chất nhân đạo. Tuy nhiên ở mỗi một quốc gia khác nhau tại châu Âu tính chất nhân đạo của văn học lại được thể hiện thông qua các hình thức, các thể loại văn học khác nhau.
Tại Anh trong văn học người Anh đi theo vết chân của những bậc tiền nhân thời Trung cổ nhiều hơn các tác gia thời kỳ Phục hưng ở bất kỳ quốc gia nào khác ngoại trừ Italia cái nôi của văn minh Phục hưng. Văn học Phục hưng của Anh quốc ra bắt đầu từ giai đoạn nào thực sự là rất khó để có thể xác định. Tuy nhiên theo một số các tài liệu thì tác phẩm nổi tiếng nhất của nhà văn Anh Chaucer là Canterbury Tales được cho là tác phấm văn học Trung cổ mang hơi hướng Phục hưng đầu tiên và là nguồn cảm hứng cho sự ra đời của văn học Phục hưng tại Anh sau này. Khi nói tới văn học Anh thời kỳ phục hưng ta có thể nhắc tới những tên tuổi như Edmund Spenser ( 1552 – 1599) hay nổi tiếng hơn cả là William Shakespeare. Khi nhắc tới William Shakespeare ta có thể nhắc tới những tác phẩm văn học là kịch bản của những vở kịch nổi tiếng như Hamlet hay Romeo&Juliete. Trong các tác phẩm của mình Shakespeare luôn thể hiện một dấu ấn đậm nét của đức hạnh và khiếm khuyết của chủ nghĩa nhân văn thời kỳ phục hưng. Giống như Boccaccio hay Rebelais ông thể hiện tình yêu mãnh liệt với con người trần tục, ngoài ra giống với đa phần những người theo chủ nghĩa nhân văn Shakespeare cũng có những sự quan tâm nhất định tới khoa học và chính trị và điều này được biểu thị thông qua các tác  phẩm kịch của ông. Kịch của Shakespeare có thể chia thành ba nhóm chính. Nhóm đầu tiên là nhóm được viết trong những năm đầu theo lối truyền thống như vở “ Giấc mộng đêm hè”, “ Thương gia thành Venice” và vở bi kịch trữ tình “Romeo and Juliet”. Nhóm kịch thứ hai của Shakespeare là một nhóm kịch mang trong mình sự chua xót, cay đắng với tính bi ai áp đảo. Tác phẩm tiêu biểu cho nhóm kịch này đó là vở Hamlet…. Nhóm kịch thứ ba cũng là nhóm kịch cuối cùng của Shakespeare đó là các tác phẩm được miêu tả như một cuốn tiểu thuyết điền viên với những bức tranh tuyệt mỹ, những bi kịch cá nhân, những kế hoạch thần thánh trong vũ trụ có phần nào được nhân từ và công bằng hơn trong tác phẩm của Shakespeare.
Trong thời kỳ Phục hưng khi nói về văn học tại châu Âu không thể không nhắc tới nhà văn Miguel de Cervantes cha đẻ của tiểu thuyết trào phúng nổi tiếng Don Quixote. Cervantes với sự tài năng của mình đã gửi vào tác phẩm Don Quixote những gì là đáng lên án nhất, đáng châm biếm nhất của xã hội phong kiến châu Âu. Tiểu thuyết Don Quixote nói về một quý tộc Tây Ban Nha với tính cách lập dị và những hành động kỳ quái nhưng đầy chất hài hước. Và câu chuyện diễn ra trong sự tương phản đậm nét giữa hai nhân vật là Don Quixote và người đầy tớ Sancho Panza. Nếu như Don Quixote là một người đầu óc rối loạn với cuộc sống đậm chất hiệp sĩ thì ở chiều hướng ngược lại Sancho Panza lại là một đại diện cho những người sống thực tế, trần tục và hài lòng với những thú vui cơ bản của một người bình thường. Toàn bộ tác phẩm chính là sự lên án của Miguel de Cervantes với chế độ phong kiến châu Âu lúc đó. Ông cười nhạo thái độ tự phụ, lối sống khoe khoang của giới quý tộc và những mặt trái của xã hội trong chủ nghĩa tư bản mới ra đời đã khiến cho những giá trị của cuộc sống con người bị chà đạp.
Tại nước Pháp thành tựu nổi tiếng nhất của họ ở thời Phục hưng là thành tựu trong lĩnh vực văn học và triết học và được minh họa thông qua các tác phẩm của Francois Rebelais ( 1490 – 1533) và Michel de Montaige ( 1533 – 1592). Nhân vật đầu tiên cần được nhắc tới của văn học Pháp Phục hưng đó là Francois Rabelais.
Rabelais được đào tạo để trở thành một tu sĩ tuy nhiên ngay khi vào dòng tu ông đã rời bỏ tu viện để đi học Y khoa tại đại học Montpellier. Sau khi hoàn thành khóa học ông lấy bằng tiến sĩ và làm thầy thuốc chữa bệnh cho dân chúng ở Lyon cùng với đó là việc biên soạn sách y học. Trong quá trình này ông cũng đã thực hiện văn học ở các thể loại khác nhau, các tác phẩm của ông có khi là những cuốn niên giám dành cho thường dân, có khi lại là các tác phẩm châm biếm các thầy lang băm và các nhà chiêm tinh hay là những bài thơ hài hước đả kích thói mê tín của quần chúng. Hai tác phẩm tiêu biểu bậc nhất của Rabelais là cuốn Gargantua và Pantagruel. Hai tác phẩm này được đặt tên dựa theo tên của hai người khổng lồ trong truyền thuyết thời Trung cổ với sức mạnh phi thường và những ham muốn thô tục. Với lối viết của mình Rabelais đã biến những câu chuyện mạo hiểm của hai người khổng lồ trên trở thành một câu chuyện dí dỏm hài hước và thể hiện một triết lý của chủ nghĩa nhân văn dạt dào của ông. Ông sử dụng ngôn ngữ không mấy tao nhã để đả kích, châm biếm các thông lệ của Giáo hội, ông chế giễu chủ nghĩa khắc kỷ, đả kích mê tín và lên án mọi hình thức lòng tin mù quáng và ức chế. Có thể nói không ai trong thời kỳ Phục hưng lại có thể thế hiện chủ nghĩa cá nhân không nhân nhượng hay sự nhiệt tâm đối với vẻ đẹp của con người và tự nhiên như Rabelais. Với ông tất cả bản năng của con người đều là có lợi miễn là con người sử dụng bản năng đó vào những điều tốt đẹp chứ không phải để thống trị người khác. Đại biểu thứ hai của văn học Pháp Phục hưng đó là Montaigne. Montaigne là con của một gia đình theo đạo Tin lành với những lễ giáo nghiêm ngặt nên văn học của ông cũng có sự ảnh hưởng của những yếu tố trên. Các tác phẩm của ông chủ yếu được viết bằng ngôn ngữ Latin và ông luôn thể hiện sự khó chịu trước những khắc nghiệt, những đau khổ và bất hòa diễn ra xung quanh mình.
Có thể nói rằng chỉ với ba nền văn học kể trên chưa thực sự phản ánh được tất cả những gì mà xã hội châu Âu lúc đó muốn cất tiếng nói nhưng ba nền văn học trên đã thể hiện được, đã phản ánh được những gì đáng lên án nhất, đáng nói nhất của cả xã hội châu Âu lúc đó. Và qua đó nó đã thực hiện chức năng phản ánh tinh thần xã hội châu Âu lúc bấy giờ.

2.2.2: Sự phản ánh thông qua âm nhạc của tinh thần xã hội châu Âu thời Phục hưng.

Bên cạnh sự phát triển của văn học trong thời kỳ Phục hưng âm nhạc của châu Âu cũng đã đạt tới được sự phát triển đỉnh cao. Trong khi các môn nghệ thuật thị giác được kích thích sự phát triển bằng cách nghiên cứu các mô hình cổ đại thì âm nhạc Phục hưng lại phát triển một cách tự nhiên từ sự phát triển độc lập vốn có trước đây từ thời Trung cổ. Ban đầu âm nhạc được phát triển để phục vụ cho các hoạt động của Giáo hội với việc đề cao các giá trị âm nhạc mang tính chất dân gian kết hợp với âm nhạc thần thánh để mang đến cái được thấy rõ trong sự hấp dẫn màu sắc và cảm xúc. Sự khác biệt giữa cái thiêng liêng và thế tục là ít nhận thấy được. Đây cũng là giai đoạn có nhiều các nhạc cụ được thử nghiệm trong đó có các nhạc cụ đệm. Âm nhạc đã trở thành một bộ môn nghệ thuật riêng biệt và điều đó dẫn tới vị thế cạnh tranh vị trí hàng đầu giữa các quốc gia. Điều này dẫn tới việc ra đời hàng loạt các trường phái sáng tác hàng đầu trong nghệ thuật châu Âu. Trong thế kỷ 15 tại Hà Lan và Burgundy thường chiếm thứ hạng cao nhất. Trường phái âm nhạc của Hà Lan đã đưa đối âm tới kỹ thuật hoàn hảo, những đại diện của trường phái này đã trở thành những hình mẫu tài nghệ khéo léo xuất sắc nhất. Tới thế kỷ 16 người Ý đã cho ra đời nghệ thuật hợp xướng trong âm nhạc, những dàn hợp xướng này phục vụ cho các Giáo đường đặc biệt trong đó là dàn hợp xướng thành Rome. Bên cạnh sự phát triển âm nhạc ở Italia nước Áo, Anh và Nam Đức cũng có được sự phát triển âm nhạc có thể so sánh với âm nhạc Italia. Ở Anh trường phái nổi bật đó là madrigal, trường phái này quan tâm tới tới tính tao nhã, tới kỹ thuật đối âm hoàn thiện.

2.2.3: Sự phản ánh thông qua các loại hình nghệ thuật khác của tinh thần xã hội châu Âu thời Phục hưng.

Tinh thần xã hội châu Âu thời kỳ Phục hưng không chỉ phản ánh thông qua văn học kịch nghệ mà chúng còn được phản ánh thông qua các loại hình nghệ thuật khác. Và với mỗi một quốc gia khác nhau tại châu Âu cách ảnh hưởng của văn hóa Phục hưng và sự phản ánh của tinh thần thời đại lại biểu hiện ở một loại hình nghệ thuật khác nhau.
Tại nước Đức tinh thần thời đại được phản ánh thông qua chủ nghĩa nhân văn của những người khuyết danh và hội họa của Đức. Trong đó chủ nghĩa nhân văn của những người khuyết danh được nổ ra ở những khu vực thịnh vượng ở miền nam nước Đức như Augsburg, Nuremberg, Munich và Vienna. Vào những năm 1450 xu hướng nhân văn đã được du nhập từ Italia sang Đức và phát triển một cách mạnh mẽ trong các trường đại học nhất là ở Heidelberg, Erfurt và Cologne với những đại diện nổi tiếng nhất đó là Ulrich von Hutten và Crotus Rubianus. Hai người này sử dụng chủ ghĩa nhân văn để diễn đạt những quan điểm phản đối chính trị và tôn giáo. Ở một loại hình nghệ thuật khác đó là hội họa người Đức có sự phát triển khá chậm tuy nhiên những đại diện tiêu biểu nhất của họ đều chịu sự ảnh hưởng của nền hội họa Phục hưng Italia. Các tác phẩm hội họa của Đức đa phần có mục đích là thể hiện sự giảm sút thấy rõ mà Đấng Cứu Thế phải chịu đựng để chuộc tội cho con người và đồng thời họ là những người biện minh cho cuộc cách mạng Tin Lành cũng như là dành trọn tài năng cho sự nghiệp Tin Lành.
Tại nước Pháp ở thời kỳ Phục hưng bên cạnh những thành tựu về văn học còn tồn tại những thành tựu không nhỏ về kiến trúc. Nghệ thuật kiến trúc Pháp Phục hưng được biểu trương bởi công trình cung điện Louvre trên địa điểm của kiến trúc cùng tên trước đây. Cùng với đó là các công trình cung điện lâu đài được dựng nên trên khắp nước Pháp. Có thể nói đặc điểm chung nhất của kiến trúc Pháp Phục hưng được biểu trưng thông qua cung điện Louvre chính là sự kết hợp một cách tài tình giữa kiến trúc Gothic được hoàn thiện ở thời Trung cổ với nghệ thuật kiến trúc Italia mang những dấu ấn đậm nét của nền kiến trúc La Mã. Sự kết hợp trên đã mang lại cho các công trình kiến trúc của Pháp một dáng vẻ vừa chắc chắn cứng cáp đậm nét Trung cổ nhưng cũng thanh tao, tao nhã và duyên dáng đậm chất nghệ thuật kiến trúc Italia. Qua đó thể hiện được sự phát triển của đời sống xã hội đương thời, sự yêu thích những cái đẹp và những giá trị cổ kính mà xã hội đương thời đang theo đuổi.
Tại bán đảo Iberia văn hóa Phục hưng lại có những sự xâm nhập khác. Nếu như ở Tây Ban Nha văn hóa nghệ thuật Phục hưng không chỉ xuất hiện ở văn học trào phúng của Cervantes mà nền hội họa Phục hưng Tây Ban Nha còn vô cùng phát triển với những cái tên nổi danh như Luis de Morales với bức tranh vẽ Đức Mẹ , chúa Jesus bị đóng đinh trên cây thập giá qua đó thể hiện sự thành tâm đối với đạo cơ đốc hay họa sĩ Domenico Theotocopuli hay còn được biết với cái tên là El Greco. Về El Greco ông là một người nhập cư từ đảo Crete đã từng theo học Titian ở Venice. Có thể nói hội họa của El Greco phần nào đó mang trong mình những đặc điểm hài hòa giữa hội họa Italia Phục hưng và hội họa Tây Ban Nha Phục hưng. Nghệ thuật hội họa của ông thể hiện sự duy cảm nồng nhiệt, bi kịch khắc nghiệt hoặc là những cuộc trốn chạy vào thế giới siêu nhiên huyền bí qua đó ông thể hiện lòng mộ đạo nhiệt thành của nhân dân Tây Ban Nha trong thời kỳ hoàng kim của c ác tu sĩ dòng tên và Tòa án dị giáo. Những tác phẩm nổi tiếng nhất của ông đó là Burial of the Count of Orgaz, Pentecost và The Apocalyptic Vision. Ở phần còn lại của bán đảo Iberia là đất nước Bồ Đào Nha ở thời kỳ Phục hưng những ảnh hưởng của nghệ thuật Italia có những ảnh hưởng khiêm tốn nhưng đặc trưng lớn nhất của nghệ thuật Bồ Đào Nha chính là những công trình kiến trúc gắn liền với sự phát triển của hàng hải tại đây.
Ở phía đông của châu Âu văn hóa nghệ thuật Phục hưng cũng đã có những sự ảnh hưởng nhất định tới nghệ thuật ở đây trong đó có nghệ thuật kiến trúc của Nga. Với sự giới thiệu của hoàng tử Ivan III các nhà kiến trúc sư Ý đã mang đến với kiến trúc Nga những sự ảnh hưởng nhất định mà biểu hiện rõ ràng nhất của điều đó là những công trình như nhà thờ Dormition trong điện Kremlin hay công trình cung điện Terem.
Có thể khẳng định rằng văn hóa và nghệ thuật Phục hưng đã không chỉ còn gói gọn trong phạm vi của một đất nước Italia mà đã lan tỏa ra khắp châu Âu. Và nền văn hóa nghệ thuật Phục hưng đó đã mang lại cho văn hóa châu Âu một sức sống mới, những giá trị mới đầy cao cả và nhân văn. Và chính thông qua nền văn hóa nghệ thuật đó những giá trị tinh thần của thời đại Phục hưng, của một xã hội châu Âu đang chuyển mình đã được miêu tả được phản ánh một cách chân thực và đầy sâu sắc.











  1. Trích dẫn hình ảnh của một số các tác phẩm nghệ thuật thời kỳ Phục hưng tiêu biểu.
Bức tranh The Tribute Money của Masaccio

Bức Last Supper còn được biết tới với cái tên bữa tiệc ly của Leonardo da Vinci


Bức Last Supper thể hiện sự tinh tế của Leonardo da Vinci trong cách thể hiện các phản ứng tâm lý của từng nhân vật trong bữa tiệc khi Đức Kito nói với các môn đồ rằng mình bị phản bội trong bữa tiệc ly. Trong bức tranh này trạng thái tâm lý của Đức Kito được Da Vinci thể hiện đầy tinh tế qua đó lột tả một cách rõ ràng trạng thái tâm lý buông xuông của Đức Kito trước số phận. Bên cạnh đó là sự bất ngờ của các môn đồ khi hay tin Đức Kito bị phản bội và sự ngầm hiểu ra của các môn đồ ở đoạn cuối của bữa tiệc. Qua đó thể hiện mối quan tâm của Leonardo da Vinci với bộ môn khoa học tâm lý.
Bức School of Athens – Raphael

Đây là bức tranh thể hiện bối cảnh một trường học tại Athen với các vị học giả đang tranh luận sôi nổi mà nhân vật trung tâm là cuộc tranh luận của Platon với Aristotle. Qua đó Raphael đã thể hiện tinh thần ham mê và mông muốn chinh phục, khám phá tri thức của người dân châu Âu đương thời.

Bức tranh The Last judgment – Michelangelo


Bức  tranh trên trần nhà nguyện Sistine – Michelangelo


Công trình Villa Rotonda gần Vicenza

Bức tượng Pietà – Michelangelo


Tác phẩm Don Quixote – Miguel de Cervantes. Tác phẩm đó kể về một nhà quý tộc bị loạn trí có tên là Don Quixote bị loạn trí và tiến hành những hành động hiệp sĩ của mình cùng với người tùy tùng thân cận là Sancho Panza. Một tiểu thuyết trào phúng đầy hài hước được Cervantes dùng để đả kich xã hội đương thời thối nát chà đạp các giá trị sống của con người.




C. PHẦN KẾT LUẬN
Nghệ thuật với một trong những chức năng chính của mình là chức năng phản ánh hiện thực khách quan của xã hội. Đặc biệt trong thời kỳ Phục hưng tại châu Âu nghệ thuật đã thực hiện xuất sắc chức năng phản ánh của mình. Nghệ thuật Phục hưng châu Âu đã phản ánh lại tinh thần xã hội đương thời, một xã hội châu Âu đang chuyển mình với những biến động, những xu hướng mới về đời sống tinh thần, một xã hội mà những giá trị của con người được đề cao. Qua đó có thể khẳng định rằng sự xuất hiện của nghệ thuật Phục hưng như tấm gương phản ánh tinh thần xã hội đương thời.


CÁC THUẬT NGỮ ĐƯỢC SỬ DỤNG
Trecento : Theo tiếng Italia từ này có nghĩa là 300 và được sử dụng để biểu thị những năm sau năm 1300 tức thế kỷ thứ 14.
Quattrocento : Theo tiếng Italia có nghĩa là 400 và được sử dụng để biểu thị những năm sau năm 1400 tức thế kỷ thứ 15.
Cinquecento: Theo tiếng Italai có nghĩa là 500 và được sử dụng để biểu thị những năm sau năm 1500 tức thế kỳ thứ 16


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1:Edward McNall Burns: Western Civilzation: Their history and their culture. Bản dịch có tên Văn minh Phương Tây – Lịch sử và văn hóa. Nhà xuất bản từ điển bách khoa.
2: Nguyễn Văn Đại [ 2011]: Giáo trình Mỹ học Marx – Lenin, Nhà xuất bản chính trị Quốc gia.
Lão C.
P/s: Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả về vấn đề này.

Quan điểm của Soren Kierkergaard về cá nhân phi lý tính

 Thế nào là một cá nhân phi lý tính?

Cá nhân phi lý tính là một con người có cá tính độc đáo. Kierkergaard muốn nhấn mạnh đến khía cạnh tình cảm và trải nghiệm của cá nhân. Ví dụ: Khi ngắm nhìn một bức họa, tôi cảm nhận khác anh, anh cảm nhận khác anh ta và anh ta sẽ cảm nhận khác những người khác.

 Những đặc điểm của con người cá nhân phi lý tính:

Cá nhân phi lý tính không phải là chủ thể của nhận thức mà là chủ thể của đạo đức, luân lý. Con người cá nhân trong cách hiểu của S. Kierkergaard không phải là con người nhận thức và hành động xã hội, con người ấy là một con người có sự tự do tuyệt đối và anh ta (cá nhân đó) hướng sự chú ý, cuộc sống của mình vào những lựa chọn (giải quyết mối quan hệ giữa tất định luận và tự do lựa chọn);
Cá nhân phi lý tính là một con người phi lý. Như đã trình bày ở trên,chúng
ta thấy rằng, cá nhân phi lý tính về bản chất chính là một con người có cá tính
và bản sắc riêng, con người ấy có những sự trải nghiệm cuộc sống (tồn tại)
của riêng mình, không ai giống ai, không ai lặp lại được của ai. Chính vì vậy,
chỉ có anh ta mới hiểu được những cảm xúc, tình cảm và dục vọng đang diễn
ra trong tâm lý của anh ta, điều này dẫn đến một điều thực sự “phi lý” đó là
anh ta không thể dùng ngôn ngữ trừu tượng để biểu đạt cho chính sự tồn tại
của bản thân mình được.
Cá nhân phi lý tính là con người bị chi phối bởi các tình cảm tiêu cực như
sợ hãi, run rẩy, bi quan, tuyệt vọng. Theo ông, con người phi lý tính luôn
sống trong tâm trạng lo âu, sợ hãi và tuyệt vọng thường trực. Chính tâm trạng
lo âu đó ném họ vào một trạng thái trống rỗng, thấy cuộc đời này thật là phi
lý. Và cũng chính tâm trạng lo âu đó thôi thúc sự “lựa chọn” của họ, những
lựa chọn sẽ tạo nên bản chất cuộc sống và con người của họ. Chính vì vậy, tư
tưởng về con người cá nhân phi lý tính của s. kierkergaard đã ảnh hưởng sâu
sắc và làm tiền đề cho tư tưởng của các triết gia Hiện Sinh sau này;
Cá nhân phi lý tính là con người thuộc về Thượng đế. Xuất phát từ việc coi
sự lo âu và cảm giác tội lỗi là tâm trạng sống cơ bản của con người trong thế
giới mà Kierkergaard đi đến kết luận: Để có được sự tồn tại thực sự (tức là có
được sự thể nghiệm bằng tâm trạng sống lo sợ, cảm nhận được sự tội lỗi) con
người phải có mối quan hệ với Thượng đế, đến với và thuộc về Thượng đế.
Nội dung này sẽ bộc lộ rõ nhất ở phần chúng ta sẽ trình bày ngay sau đây: Ba
giai đoạn của con đường nhân sinh;

Quan niệm của Kierkergaard về ba giai đoạn của con đường nhân sinh:

– Giai đoạn 1: Giai đoạn thẩm mỹ
Trong giai đoạn này, con người bị tình cảm và cảm giác chi phối. Họ sống sa
đọa, đắm chìm trong thế giới nhục dục, hưởng lạc. Tuy nhiên, sau khi được thỏa mãn, người ta lại rơi vào cảm giác chán chường, trống rỗng, mỏi mệt với chính những sự hưởng lạc đó. Vì thế, họ đòi hỏi phải có một lối sống khác,
lúc này họ chuyển sang giai đoạn thứ hai, giai đoạn luân lý (đạo đức).
– Giai đoạn 2: Giai đoạn luân lý (đạo đức)
Trong giai đoạn này, con người sống khép mình vào những khuôn khổ của lý
tính, mọi hành vi của họ đều chịu sự chi phối và chỉ dẫn của lý tính, những
ham muốn nhục dục đồng thời bị lý tính kiểm soát và chi phối. Họ nhất mực
tuân theo các chuẩn mực xã hội, tôn thờ các lý tưởng cao đẹp. Tuy nhiên,
không phải vì thế mà những cảm giác về nhục dục kia mất đi, nó đẩy con
người vào một mâu thuẫn không thể giải quyết bằng lý tính: Mâu thuẫn giữa
những giấc mơ, lý tưởng cao đẹp với cái đời sống trần tục, đầy ham muốn
nhục dục kia. Nó đẩy con người đi đến cảm giác đầy tội lỗi. Tuy nhiên, để
giải tỏa cảm giác tội lỗi, con người không thể vin vào đạo đức hay lý tính
được. Họ buộc phải cầu đến sự “sám hối” mà người có thể giúp họ sám hối
không ai khác chính là Thượng đế. Vì vậy, họ khước từ giai đoạn thứ hai để
tiến đến một giai đoạn khác: Giai đoạn tôn giáo.
– Giai đoạn 3: Giai đoạn Tôn giáo
Ở giai đoạn này, con người không hưởng lạc cũng không tôn thờ lý tưởng, lý
tính. Họ chỉ tồn tại một mình và đối diện với Thượng đế vâng mệnh Thượng
đế mà không cần bận tâm đến cảm giác nhục dục hay những quy chuẩn của
đạo đức và luân lý nào cả.
M.M.

Tư tưởng của F. Nietszche về sự chuyển hóa “nỗi đau” thành “phẫn hận”: Mệnh đề đạo đức học hay vấn đề của tâm lý học?- góp một vài suy nghĩ

Trước khi thực hiện mọi công việc, chúng ta buộc phải quy ước về cách hiểu khái niệm “nỗi đau”. Ở đây, “nỗi đau” được hiểu như là trạng thái tinh thần (sự PHẢN ỨNG LẠI) của 1 chủ thể (một con người) trước những KÍCH ĐỘNG (thường là) có tính chất TIÊU CỰC lên họ. Có hai loại tác động: Thứ nhất, những tác động (liên tục) từ môi trường bên ngoài; Thứ hai, những tác động được khơi gợi lại (nhắc lại, nhớ lại) từ trong ý thức của chủ thể.
Đơn giản nhất: Hãy hiểu khái niệm bị (chịu) “Kích động” = “Nỗi đau” (1)


1. Thế nào là một con người phẫn hận?

Phẫn hận, theo Nietszche là một trạng thái tinh thần ở đó con người (con người chịu những kích động) không còn phản ứng (phản kháng) lại những kích động, nỗi đau (thường là tiêu cực, gây tổn thương cho họ) từ bên ngoài nữa mà thay vào đó là sự cảm nhận những kích thích tiêu cực.
Diễn đạt một cách dễ hiểu hơn, con người phẫn hận là một con người khi tiếp nhận một hay nhiều nỗi đau vào cùng một thời điểm, thay vì “chống lại” những nỗi đau ấy thì họ lại để cho nó “xâm chiếm” tâm hồn họ và cảm nhận những cảm giác (sự gặm nhấm, đau đớn, trống rỗng…v.v.) nó đưa đến cho tinh thần (suy nghĩ) của họ.

2. Hai cơ chế tiếp nhận các kích thích từ bên ngoài

Theo Nietche, cần phải giả định rằng có tới hai hệ thống tiếp nhận các kích thích từ bên ngoài lên chủ thể (người) (2), trong đó:
  • Hệ thống 1: Tiếp nhận các kích thích của tri giác, nhưng nó không giữ lại gì cả, do đó, không có ký ức về sự kích thích. Ví dụ: Tri giác tiếp nhận các kích thích (cảm giác) như là quá nóng hoặc quá lạnh, nhưng nó không ghi nhớ những cảm giác ấy, do vậy, không có ký ức về các cảm giác trên.
  • Hệ thống 2: Thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi các kích thích ban đầu (những kích thích đã tác động lên hệ thống 1) thành những “dấu vết” (ký ức) có tính bền vững. Trở lại ví dụ trên, hệ thống thứ hai sẽ chuyển hóa những cảm giác quá nóng hoặc quá lạnh kia thành một dạng ký ức bền vững, những ký ức này thường được đẩy vào tầng sâu của vô thức.
Chính sự tồn tại song song hai hệ thống tiếp nhận các kích thích từ bên ngoài lên chủ thể sẽ lý giải cho hai hiện tượng đặc biệt trái ngược nhưng lại có một mối liên hệ mật thiết: Sự quên và sự ghi nhớ một cách khác thường.

2.1 Sự quên

Việc ý thức của chúng ta “quên” hay không thể ghi nhớ chính xác một kích động (nỗi đau) nào lên mình được coi như một “CƠ CHẾ BẢO VỆ” (3) của cơ thể trước những tác nhân có thể gây tổn thương đến tinh thần và thể chất của chủ thể. Vì thế, Nietszche đi đến kết luận: “Không một hạnh phúc nào, không một sự bình yên nào, không một hy vọng nào, không một niềm kiêu hãnh nào, không một niềm vui nào ở thời điểm hiện tại có thể tồn tại mà không có năng lực quên” (4).
Tuy nhiên, có phải bất cứ lúc nào cơ thể cũng duy trì được cơ chế bền vững của “sự quên”?
Câu trả lời là KHÔNG!
Nietszche lý giải rằng, có một cơ chế duy trì sự tách biệt (độc lập) trong hoạt động của hai hệ thống (tiếp nhận kích thích từ bên ngoài, đã nói đến ở trên), Nietszche gọi đó là “sức mạnh hoạt năng” – KHẢ NĂNG TẠO NĂNG LƯỢNG TÍCH CỰC CHO Ý THỨC (5).
Sức mạnh hoạt năng hoạt động chỉ như một bộ phận chức năng trong cơ thể (tương tự như một bộ máy tiêu hóa chẳng hạn) nên đôi khi muốn “làm mới ý thức” (giúp suy nghĩ trở nên linh hoạt, sinh động) nó buộc phải vay mượn năng lượng từ “sức mạnh phản ứng” – KHẢ NĂNG ỨC CHẾ NĂNG LỰC HÀNH ĐỘNG (6). Điều này dẫn đến sự rối loạn chức năng của “sức mạnh hoạt năng”, khiến nó không tài nào bảo vệ được con người trước những kích thích tựa như những nỗi đau đang được ẩn giấu trong họ (mà ngày thường không thấy được). Khi ấy, chính là thời điểm SUY YẾU CỦA SỰ QUÊN. Lúc này, trong chúng ta sẽ có một cảm xúc lẫn lộn đan xen: Sự hưng phấn (niềm vui, hạnh phúc, các cảm xúc tích cực…) có chiều hướng hòa trộn (lẫn) với những dấu vết (ký ức) từng bị hệ thống tiếp nhận kích thích thứ hai đẩy vào tầng vô thức. Những ký ức ấy sẽ dâng lên và xâm chiếm toàn bộ ý thức của con người.
Nó biến một người đang vui vẻ bình thường trở nên nhạy cảm. Có một nỗi đau nào đó, sự hồi hộp nào đó “chạm khẽ” vào chúng ta, biến đầu óc chúng ta trở nên trống rỗng, bất lực không biết phải làm gì, nhưng bản thân ta lại không thể xác định được cảm giác ấy là gì, sự mất mát ấy là gì hay đơn giản, tại sao cảm giác vui vẻ, hạnh phúc, sung sướng lại có thể dễ dàng bị choán ngôi bởi thứ cảm xúc tiêu cực, không rõ ràng nhanh đến thế?

2.2 Tại sao ta lại có một trí nhớ khác thường?

Một đặc điểm quan trọng nữa góp phần dẫn đến trạng thái phẫn hận của con người, biến nỗi đau thành một tâm trạng phẫn hận chính là người ta NHỚ QUÁ RÕKHÔNG THỂ QUÊN một ẤN TƯỢNG nào đó đã GÂY TỔN THƯƠNG (làm anh ta đau), hình ảnh ấy đã HẰN SÂU VÀO TRÍ NHỚ mà đáng lý, với cơ chế hoạt động tách biệt của hai hệ thống nói trên, anh ta phải hoàn toàn không thể ghi nhớ được ký ức đó. Vì vậy, xét một cách chặt chẽ, việc nhớ quá chính xác một sự kiện nào đó (sự kiện ấy đã gây tổn thương sâu sắc cho anh ta) cùng một bản chất với sự quên. Nó ngăn cản việc che giấu (quên đi) những ký ức buồn, những nỗi đau anh ta đã trải qua, không còn cách nào khác, ký ức đau buồn ấy hiện diện, xâm chiếm trí óc và trái tim, kích thích việc hình thành phản ứng phẫn hận trong tâm lý của anh ta.

3. Tại sao con người phẫn hận lại có ước muốn “trả thù”?

Đối diện với những cú sốc (nỗi đau) quá lớn, con người ấy hoàn toàn cảm thấy bất lực. Họ không thể phản kháng lại (vì đau đến mức không còn biết làm gì hơn nữa).

3.1. Cảm thấy bị lăng nhục

Nietszche cho rằng, vì nỗi đau ngăn cản khả năng hành động, phản kháng lại của con người, cho nên anh ta CĂM GHÉT sự TRƠ LÌ, CHẬM TRỄ trong phản ứng của bản thân mình và cần có ai đó phải chịu trách nhiệm cho sự trơ lì cảm xúc của anh ta?
Ai đó không ai khác chính là BẢN THÂN ANH TA. Tuy nhiên, để che giấu việc mình bị tổn thương, sự bất lực, đau khổ, thậm chí là sự tự ti của bản thân mình, anh ta – người bị tổn thương sẽ ĐỔ LỖI cho những tác nhân bên ngoài gây ra nỗi đau của mình. Đó là lý do khiến anh ta có thái độ thù hằn với mọi người, thậm chí với những vật xung quanh mình. Anh ta cảm nhận họ (chúng) đang LĂNG NHỤC mình. Từ trong sâu thẳm tâm hồn mình, anh ta luôn luôn ý thức được người đáng trách nhất chính là bản thân anh ta chứ không phải ai khác, do đó, trong những diễn biến phức tạp và đầy rẫy mâu thuẫn của nội tâm, anh ta tiến đến một trạng thái tâm lý nữa là MẶC CẢM TỘI LỖI, nhưng tôi không muốn bàn đến nội dung này ở đây, điều tôi muốn nhấn mạnh là việc con người bị tổn thương (con người phẫn hận) muốn chữa lành vết thương bằng việc làm đau chính mình.

3.2. Chữa lành vết thương = tự làm tổn thương chính mình

Hai chữ “tổn thương” nên được hiểu theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, sự tự làm hại cả về mặt thể chất lẫn tinh thần của người chịu tổn thương. Đây là một dạng phản ứng tâm lý rất đặc trưng mà Nietszche đã bàn đến, dường như chính ông cũng đã sống một cuộc đời (bất hạnh) như vậy!
Khi phải hứng chịu nỗi đau và không thể làm gì để thoát khỏi nó, con người đang trong trạng thái phẫn hận có xu hướng làm hại (gây ra những tổn thương lớn hơn) cho thể xác và tinh thần của chính mình nhằm làm dịu đi những nỗi đau (chủ yếu về mặt tinh thần) mà họ đang trải qua (hoặc phải giả định đó là một cơ chế tự nhiên?)
Con người ấy, con người phẫn hận, muốn làm mệt nhoài tinh thần và thể xác của chính mình, coi đó như một phương tiện để “trốn chạy” khỏi những thực tại (những nỗi đau, những cảm giác tổn thương, trống rỗng, những mặc cảm tội lỗi, những mâu thuẫn trong tư tưởng, tinh thần…) mà anh ta phải đối mặt. Đồng thời, nó được anh ta coi như một biện pháp nhằm cứu rỗi, chữa lành những vết thương trong sâu thẳm chính mình!
Sau nhiều năm tìm hiểu triết học Nietszche, tôi vẫn giữ một niềm tin không đổi rằng, nghiên cứu con người phẫn hận trong triết học của ông có ý nghĩa tâm lý học nhiều hơn khía cạnh đạo đức học. Về vấn đề này, tôi sẽ trở lại sâu hơn trong một bài viết khác!
Rất mong nhận được những ý kiến phản hồi từ những ai quan tâm!
Hương Liên
P/S: Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của người viết về vấn đề này!
CHÚ THÍCH:
(1) Chúng tôi quy ước như vậy chỉ để tiện cho người đọc theo dõi bài viết. Ngoài ra, sự đồng nhất hai khái niệm này hoàn toàn là một sai lầm nghiêm trọng về mặt học thuật;
(2) Xem thêm, G. Deleuze (2010): Nietszche và triết học, Nxb Tri Thức, Hà Nội, tr.160;
(3) Đã dẫn, tr.162;
(4) Đã dẫn, tr.162;
(5) “Sức mạnh hoạt năng” là khả năng (cơ chế) làm bùng nổ sự sáng tạo trong tinh thần con người. Nó thúc đẩy sự sáng tạo trong một thời điểm và theo một hướng nhất định;
(6) “Sức mạnh phản ứng” là khả năng (cơ chế) hạn chế năng lực hành động của con người. Chúng chia cắt hành động, ngăn cản và làm chậm trễ hành động.

Trả lời cho câu hỏi: Triết học là gì và những vấn đề cơ bản của triết học là như thế nào?

Trả lời cho câu hỏi: Triết học là gì và những vấn đề cơ bản của triết học là như thế nào?

 

I. Triết học là gì?

Triết học ra đời vào khoảng thế kỷ VIII đến VI trước Công nguyên tại ba trung tâm văn minh lớn của thế giới là Hy Lạp, Ấn Độ và Trung Quốc. Như vậy, triết học ra đời không cùng thời điểm với sự ra đời của loài người mà tại một giai đoạn nhất định của sự phát triển tư duy con người.
Trở lại với ba nền văn minh lớn là cái nôi của triết học, ta thấy rằng người Hy Lạp coi triết học là một môn học của sự “thông thái” (triết học được gọi là Philosophia – Yêu mến sự thông thái); người Ấn Độ coi triết học là con đường “suy ngẫm” để đạt đến sự giác ngộ và giải thoát còn người Trung Quốc coi triết học là môn học thuộc về trí tuệ. Có thể thấy, dù có những quan niệm khác nhau về triết học, song cả ba nền văn minh này đều thừa nhận triết học là một môn học của tư duy và trí tuệ. Vậy, triết học là gì?
Có thể hiểu một cách khái quát nhất, triết học là hệ thống tri thức lý luận CHUNG NHẤT của con người về thế giới, về vị trí, vai trò của con người trong thế giới ấy. Thí dụ: Khi chúng ta cố lý giải một hành vi nào là Thiện hay Ác thì lúc ấy chúng ta đang suy nghĩ một vấn đề triết học và câu chuyện Thiện hay Ác ấy khi được nghiên cứu dưới góc độ lý luận (lý giải vấn đề, tìm kiếm giải pháp) là một nội dung của triết học.

II. Vấn đề cơ bản của triết học

Thế nào là vấn đề cơ bản của triết học?
Vấn đề cơ bản của một khoa học là những vấn đề cốt lõi, chi phối những nội dung còn lại của khoa học ấy, đối với triết học cũng vậy. Vấn đề cơ bản của triết học là sự giải quyết 2 câu hỏi (hai mặt của một vấn đề) sau:
Câu hỏi thứ nhất hay mặt thứ nhất: Giữa vật chất và ý thức thì cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào?
Câu hỏi thứ hai hay mặt thứ hai: Con người có khả năng nhận thức được thế giới hay không?
Sở dĩ, đây được gọi là vấn đề cơ bản của triết học, bởi lẽ:
  1. Giải quyết vấn đề này là tiêu chuẩn xác định thế giới quan, lập trường của mỗi triết gia và là cơ sở để phân chia các trường phái triết học
    Thí dụ: Trong việc giải quyết câu hỏi thứ nhất, nếu triết gia nào coi vật chất là cái có trước và quyết định ý thức thì triết gia đó được xếp vào hàng các triết gia của phái Duy Vật. Ngược lại, những nhà tư tưởng nào cho rằng, ý thức mới là cái có trước và quyết định vật chất, giả sử khi người đó nói: Trước khi có một ngôi nhà bằng vật chất hiện trước mắt chúng ta thì cần có một ngôi nhà trong ý thức của người đã thiết kế ra nó và khi người ấy quan niệm như vậy thì anh ta được xếp vào hàng những triết gia Duy Tâm.
    Đối với việc giải quyết câu hỏi thứ hai của triết học, nếu một người quan niệm con người có thể nhận thức được thế giới này thì anh ta được xếp vào phái Khả tri luận (coi thế giới là có thể nhận thức được) và ngược lại, nếu anh ta coi thế giới là không thể nhận thức, sẽ được xếp vào phái Bất khả tri luận (con người không thể nhận thức về thế giới xung quanh họ)
  2. Giải quyết vấn đề này như thế nào sẽ quy định việc giải quyết những vấn đề còn lại trong triết học.
    Thí dụ: Đối với một người thuộc phái Duy vật, khi nghiên cứu các hiện tượng thần bí, giả dụ như hiện tượng về sự sống sau cái chết (gọi nôm na là Ma), anh ta sẽ gắng lý giải những hiện tượng đó theo hướng duy vật, tức là coi những hiện tượng ấy là những phản ứng hay một kết cấu vật chất đặc biệt. Trên thực tế, có một số lý thuyết phổ biến muốn chứng minh cho quan điểm này như hiện  tượng “Ma chơi” hay lý giải sự tồn tại của con người sau khi chết là “sự sống dưới dạng sóng”. Ngược lại, nếu anh ta là một người đứng trên lập trường Duy tâm, anh ta sẽ cố chứng minh cho sự tồn tại của linh hồn con người hay có một thế giới khác sau khi chết (đó là một trong những hướng đi và còn vô vàn những giả thuyết phức tạp hơn nữa)
Tóm lại, Vấn đề cơ bản của triết học gồm có hai mặt (lưu ý là hai mặt của một vấn đề, vấn đề cơ bản chứ không phải hai vấn đề) và việc giải quyết hai mặt đó sẽ quy định nhà triết học và lý thuyết của người đó thuộc trường phái nào và anh ta sẽ giải quyết những vấn đề còn lại của triết học ra sao.

Âm dương ngũ hành trong thiên can và địa chi: Xem tuổi hợp/xung (Kỳ cuối)

Âm dương ngũ hành trong thiên can và địa chi: Xem tuổi hợp/xung (Kỳ cuối)


Trong kỳ 1, chúng ta đã tìm hiểu về Âm dương ngũ hành trong Thiên can, Địa chi và nguyên tắc kết hợp giữa chúng. Trong kỳ cuối, chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết sự xung – hợp của can chi và cách tính ngày lành, dữ cơ bản:


A. Can – Chi: Hợp – Xung:

Vì nguyên tắc tính xung (phá) – hợp của Can Chi rất phức tạp, cho nên nếu không nghiên cứu sâu, chúng ta có thể cố nhớ các cặp Can Chi hợp – xung như sau:
I. Thiên can Hợp – Xung:
*) Các Can xung khắc (phá nhau):
  • Bính – Canh
  • Ất – Kỷ
  • Quý – Kỷ
  • Đinh – Tân
  • Mậu – Giáp
*) Các Can hợp nhau:
  • Giáp – Kỷ
  • Nhâm – Đinh
  • Canh – Ất
  • Bính – Tân
  • Mậu – Quý
II. Địa chi Hợp – Xung:
*) Các Chi hợp:
  • Tý – Sửu
  • Dần – Hợi
  • Mão – Tuất
  • Thìn – Dậu
  • Tỵ – Thân
  • Ngọ – Mùi
TAM HỢP:
  1. Thân – Tý – Thìn
  2. Dần – Ngọ – Tuất
  3. Tỵ – Dậu – Sửu
  4. Hợi – Mão – Mùi
*) Các Chi Xung:
  • Tý – Mùi
  • Sửu – Ngọ
  • Mão – Thìn
  • Dần – Tỵ
  • Tuất – Dậu
  • Hợi – Thân
B. Cách tính tên Tháng, Ngày

I. Tên Tháng
Theo cách tính của người Trung Quốc, Chi của tháng hàng năm là cố định, bắt đầu lấy Dần làm tháng Giêng đầu năm rồi cứ theo thứ tự Chi (các con giáp) xoay 1 vòng hết 12 tháng. Còn tính Can dựa theo bài thơ sau:
Giáp Kỷ lấy Bính làm đầu
Ất Canh lấy Mậu để làm tháng Giêng
Bính Tân tìm đến Canh Dần
Đinh Nhâm phải kể Nhâm Dần trở đi
Gặp năm Mậu Quý mỗi khi
Giáp Dần ghi nhớ tháng Giêng mở đầu.
Ví dụ: Năm Tân Mùi (1991): Tháng Giêng sẽ là (Can Canh Chi Dần): Tháng Canh Dần; Cứ như vậy: Tháng 2 sẽ là Tân Mão.
P/S: Cần lưu ý thứ tự (khi tính tháng, chúng ta sẽ đi theo thứ tự này) của Can Chi được sắp sếp theo chiều kim đồng hồ như sau:
*) Về Can: Giáp – Ất; Bính – Đinh; Mậu – Kỷ; Canh – Tân; Nhâm – Quý
*) Về Chi: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi (lưu ý là bắt đầu từ con giáp nào sẽ đi từ con giáp đó)
II. Tính ngày, giờ
Một ngày đêm là 12 giờ, lấy theo thứ tự của Chi gán 1 vòng theo kim đồng hồ sẽ bắt đầu từ giờ Tý (tương ứng từ 23g đến 01g ngày kế tiếp); Cứ như vậy, hai canh (hai tiếng) là 01 giờ cho đến giờ Hợi (tương ứng 21 đến 23 giờ)
P/S: Để xem chính xác ngày, giờ đẹp của 01 ngày cụ thể, chúng ta cần có 1 bảng đối chiếu ngày, giờ (nên mua cuốn Lịch vạn niên là thông dụng nhất) để xem chi tiết với tuổi của mình (tuổi của người cần chọn ngày giờ đẹp) thì nên xuất hành, động thổ…vào giờ nào của tháng nào (đối chiếu Lịch vạn niên với những nguyên tắc tính ngày giờ như chúng tôi vừa trình bày để có được ngày đẹp như ý và tránh được những ngày tai ách)
Nếu bạn đọc nào có nhu cầu tìm hiểu sâu hơn về Âm dương ngũ hành trong Thiên can và Địa chi, có thể nghiên cứu sâu hơn vào Triết lý Âm dương (và, tất nhiên, cần một người Thầy giỏi trong lĩnh vực này), còn đối với bài viết này, chúng tôi mong bạn đọc có thể có những kiến thức căn bản nhất để xem được ngày lành dữ, tuổi hợp xung…nhằm phục vụ cho công việc và cuộc sống hàng ngày! ^^

Âm dương ngũ hành trong thiên can và địa chi: Xem tuổi hợp/xung (Kỳ 1)

ÂM DƯƠNG NGŨ HÀNH TRONG THIÊN CAN VÀ ĐỊA CHI: XEM TUỔI HỢP/ XUNG (KỲ 1)

 

A. Can – Chi là gì?

Can và Chi là tượng trưng cho Trời và Đất. Thiên can là biểu tượng của Trời, gồm có 10 can, mỗi can mang một Ngũ hành riêng, gồm có:
  1. Giáp – Ất (hành Mộc)
  2. Bính – Đinh (hành Hỏa)
  3. Mậu – Kỷ (hành Thổ)
  4. Canh – Tân (hành Kim)
  5. Nhâm – Quý (hành Thủy)
Địa chi tượng trưng cho Đất, dân gian gọi là 12 con giáp, mỗi Địa chi cũng mang một ngũ hành riêng, tương ứng:
  1. Tý – Hợi (hành Thủy)
  2. Dần – Mão (hành Mộc)
  3. Ngọ – Tỵ (hành Hỏa)
  4. Thân – Dậu (hành Kim)
  5. Thìn – Tuất (hành Thổ)
  6. Sửu – Mùi (hành Thổ)
P/s: Để tính Can – Chi xung/ hợp cần nhớ được quy luật Tương sinh (nuôi dưỡng, bồi đắp) và Tương khắc (cản trở, ước chế) của Ngũ hành:
  • Tương sinh: Thổ → Kim → Thủy → Mộc → Hỏa;
  • Tương khắc: Thổ → Thủy → Hỏa → Kim → Mộc.

B. Nguyên tắc kết hợp Can – Chi; 

  1. Nguyên tắc kết hợp Can – Chi:
  • Can sinh chi là đại cát (lộc, bình an lớn)
  • Chi sinh Can là tiểu cát (lộc, bình an nhỏ)
  • Can khắc Chi là đại hung (trở ngại lớn)
  • Chi khắc Can là tiểu hung (trở ngại nhỏ).
Đến đây, chúng ta có thể hiểu được cơ bản về Can – Chi, nguyên tắc kết hợp Can – Chi với nhau dựa theo Ngũ hành. Để biết thêm về việc hợp/ xung cụ thể của các Can và Chi; cung mệnh theo ngày tháng năm sinh và cách chọn giờ hoàng đạo mời bạn đọc theo dõi các kỳ tiếp theo nhé! ^^

Hệ thống sơ đồ hóa môn Triết học Mác – Lênin (Kỳ 1)

Hệ thống sơ đồ hóa môn Triết học Mác – Lênin là một công trình chứa đựng nhiều tâm huyết và thời gian của “Lão C”, Phó Chủ nhiệm Câu l...