16/4/18

Âm dương ngũ hành trong thiên can và địa chi: Xem tuổi hợp/xung (Kỳ 1)

ÂM DƯƠNG NGŨ HÀNH TRONG THIÊN CAN VÀ ĐỊA CHI: XEM TUỔI HỢP/ XUNG (KỲ 1)

 

A. Can – Chi là gì?

Can và Chi là tượng trưng cho Trời và Đất. Thiên can là biểu tượng của Trời, gồm có 10 can, mỗi can mang một Ngũ hành riêng, gồm có:
  1. Giáp – Ất (hành Mộc)
  2. Bính – Đinh (hành Hỏa)
  3. Mậu – Kỷ (hành Thổ)
  4. Canh – Tân (hành Kim)
  5. Nhâm – Quý (hành Thủy)
Địa chi tượng trưng cho Đất, dân gian gọi là 12 con giáp, mỗi Địa chi cũng mang một ngũ hành riêng, tương ứng:
  1. Tý – Hợi (hành Thủy)
  2. Dần – Mão (hành Mộc)
  3. Ngọ – Tỵ (hành Hỏa)
  4. Thân – Dậu (hành Kim)
  5. Thìn – Tuất (hành Thổ)
  6. Sửu – Mùi (hành Thổ)
P/s: Để tính Can – Chi xung/ hợp cần nhớ được quy luật Tương sinh (nuôi dưỡng, bồi đắp) và Tương khắc (cản trở, ước chế) của Ngũ hành:
  • Tương sinh: Thổ → Kim → Thủy → Mộc → Hỏa;
  • Tương khắc: Thổ → Thủy → Hỏa → Kim → Mộc.

B. Nguyên tắc kết hợp Can – Chi; 

  1. Nguyên tắc kết hợp Can – Chi:
  • Can sinh chi là đại cát (lộc, bình an lớn)
  • Chi sinh Can là tiểu cát (lộc, bình an nhỏ)
  • Can khắc Chi là đại hung (trở ngại lớn)
  • Chi khắc Can là tiểu hung (trở ngại nhỏ).
Đến đây, chúng ta có thể hiểu được cơ bản về Can – Chi, nguyên tắc kết hợp Can – Chi với nhau dựa theo Ngũ hành. Để biết thêm về việc hợp/ xung cụ thể của các Can và Chi; cung mệnh theo ngày tháng năm sinh và cách chọn giờ hoàng đạo mời bạn đọc theo dõi các kỳ tiếp theo nhé! ^^

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Hệ thống sơ đồ hóa môn Triết học Mác – Lênin (Kỳ 1)

Hệ thống sơ đồ hóa môn Triết học Mác – Lênin là một công trình chứa đựng nhiều tâm huyết và thời gian của “Lão C”, Phó Chủ nhiệm Câu l...