16/4/18

Âm dương ngũ hành trong thiên can và địa chi: Xem tuổi hợp/xung (Kỳ cuối)

Âm dương ngũ hành trong thiên can và địa chi: Xem tuổi hợp/xung (Kỳ cuối)


Trong kỳ 1, chúng ta đã tìm hiểu về Âm dương ngũ hành trong Thiên can, Địa chi và nguyên tắc kết hợp giữa chúng. Trong kỳ cuối, chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết sự xung – hợp của can chi và cách tính ngày lành, dữ cơ bản:


A. Can – Chi: Hợp – Xung:

Vì nguyên tắc tính xung (phá) – hợp của Can Chi rất phức tạp, cho nên nếu không nghiên cứu sâu, chúng ta có thể cố nhớ các cặp Can Chi hợp – xung như sau:
I. Thiên can Hợp – Xung:
*) Các Can xung khắc (phá nhau):
  • Bính – Canh
  • Ất – Kỷ
  • Quý – Kỷ
  • Đinh – Tân
  • Mậu – Giáp
*) Các Can hợp nhau:
  • Giáp – Kỷ
  • Nhâm – Đinh
  • Canh – Ất
  • Bính – Tân
  • Mậu – Quý
II. Địa chi Hợp – Xung:
*) Các Chi hợp:
  • Tý – Sửu
  • Dần – Hợi
  • Mão – Tuất
  • Thìn – Dậu
  • Tỵ – Thân
  • Ngọ – Mùi
TAM HỢP:
  1. Thân – Tý – Thìn
  2. Dần – Ngọ – Tuất
  3. Tỵ – Dậu – Sửu
  4. Hợi – Mão – Mùi
*) Các Chi Xung:
  • Tý – Mùi
  • Sửu – Ngọ
  • Mão – Thìn
  • Dần – Tỵ
  • Tuất – Dậu
  • Hợi – Thân
B. Cách tính tên Tháng, Ngày

I. Tên Tháng
Theo cách tính của người Trung Quốc, Chi của tháng hàng năm là cố định, bắt đầu lấy Dần làm tháng Giêng đầu năm rồi cứ theo thứ tự Chi (các con giáp) xoay 1 vòng hết 12 tháng. Còn tính Can dựa theo bài thơ sau:
Giáp Kỷ lấy Bính làm đầu
Ất Canh lấy Mậu để làm tháng Giêng
Bính Tân tìm đến Canh Dần
Đinh Nhâm phải kể Nhâm Dần trở đi
Gặp năm Mậu Quý mỗi khi
Giáp Dần ghi nhớ tháng Giêng mở đầu.
Ví dụ: Năm Tân Mùi (1991): Tháng Giêng sẽ là (Can Canh Chi Dần): Tháng Canh Dần; Cứ như vậy: Tháng 2 sẽ là Tân Mão.
P/S: Cần lưu ý thứ tự (khi tính tháng, chúng ta sẽ đi theo thứ tự này) của Can Chi được sắp sếp theo chiều kim đồng hồ như sau:
*) Về Can: Giáp – Ất; Bính – Đinh; Mậu – Kỷ; Canh – Tân; Nhâm – Quý
*) Về Chi: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi (lưu ý là bắt đầu từ con giáp nào sẽ đi từ con giáp đó)
II. Tính ngày, giờ
Một ngày đêm là 12 giờ, lấy theo thứ tự của Chi gán 1 vòng theo kim đồng hồ sẽ bắt đầu từ giờ Tý (tương ứng từ 23g đến 01g ngày kế tiếp); Cứ như vậy, hai canh (hai tiếng) là 01 giờ cho đến giờ Hợi (tương ứng 21 đến 23 giờ)
P/S: Để xem chính xác ngày, giờ đẹp của 01 ngày cụ thể, chúng ta cần có 1 bảng đối chiếu ngày, giờ (nên mua cuốn Lịch vạn niên là thông dụng nhất) để xem chi tiết với tuổi của mình (tuổi của người cần chọn ngày giờ đẹp) thì nên xuất hành, động thổ…vào giờ nào của tháng nào (đối chiếu Lịch vạn niên với những nguyên tắc tính ngày giờ như chúng tôi vừa trình bày để có được ngày đẹp như ý và tránh được những ngày tai ách)
Nếu bạn đọc nào có nhu cầu tìm hiểu sâu hơn về Âm dương ngũ hành trong Thiên can và Địa chi, có thể nghiên cứu sâu hơn vào Triết lý Âm dương (và, tất nhiên, cần một người Thầy giỏi trong lĩnh vực này), còn đối với bài viết này, chúng tôi mong bạn đọc có thể có những kiến thức căn bản nhất để xem được ngày lành dữ, tuổi hợp xung…nhằm phục vụ cho công việc và cuộc sống hàng ngày! ^^

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Hệ thống sơ đồ hóa môn Triết học Mác – Lênin (Kỳ 1)

Hệ thống sơ đồ hóa môn Triết học Mác – Lênin là một công trình chứa đựng nhiều tâm huyết và thời gian của “Lão C”, Phó Chủ nhiệm Câu l...