16/4/18

Quan điểm của Soren Kierkergaard về cá nhân phi lý tính

 Thế nào là một cá nhân phi lý tính?

Cá nhân phi lý tính là một con người có cá tính độc đáo. Kierkergaard muốn nhấn mạnh đến khía cạnh tình cảm và trải nghiệm của cá nhân. Ví dụ: Khi ngắm nhìn một bức họa, tôi cảm nhận khác anh, anh cảm nhận khác anh ta và anh ta sẽ cảm nhận khác những người khác.

 Những đặc điểm của con người cá nhân phi lý tính:

Cá nhân phi lý tính không phải là chủ thể của nhận thức mà là chủ thể của đạo đức, luân lý. Con người cá nhân trong cách hiểu của S. Kierkergaard không phải là con người nhận thức và hành động xã hội, con người ấy là một con người có sự tự do tuyệt đối và anh ta (cá nhân đó) hướng sự chú ý, cuộc sống của mình vào những lựa chọn (giải quyết mối quan hệ giữa tất định luận và tự do lựa chọn);
Cá nhân phi lý tính là một con người phi lý. Như đã trình bày ở trên,chúng
ta thấy rằng, cá nhân phi lý tính về bản chất chính là một con người có cá tính
và bản sắc riêng, con người ấy có những sự trải nghiệm cuộc sống (tồn tại)
của riêng mình, không ai giống ai, không ai lặp lại được của ai. Chính vì vậy,
chỉ có anh ta mới hiểu được những cảm xúc, tình cảm và dục vọng đang diễn
ra trong tâm lý của anh ta, điều này dẫn đến một điều thực sự “phi lý” đó là
anh ta không thể dùng ngôn ngữ trừu tượng để biểu đạt cho chính sự tồn tại
của bản thân mình được.
Cá nhân phi lý tính là con người bị chi phối bởi các tình cảm tiêu cực như
sợ hãi, run rẩy, bi quan, tuyệt vọng. Theo ông, con người phi lý tính luôn
sống trong tâm trạng lo âu, sợ hãi và tuyệt vọng thường trực. Chính tâm trạng
lo âu đó ném họ vào một trạng thái trống rỗng, thấy cuộc đời này thật là phi
lý. Và cũng chính tâm trạng lo âu đó thôi thúc sự “lựa chọn” của họ, những
lựa chọn sẽ tạo nên bản chất cuộc sống và con người của họ. Chính vì vậy, tư
tưởng về con người cá nhân phi lý tính của s. kierkergaard đã ảnh hưởng sâu
sắc và làm tiền đề cho tư tưởng của các triết gia Hiện Sinh sau này;
Cá nhân phi lý tính là con người thuộc về Thượng đế. Xuất phát từ việc coi
sự lo âu và cảm giác tội lỗi là tâm trạng sống cơ bản của con người trong thế
giới mà Kierkergaard đi đến kết luận: Để có được sự tồn tại thực sự (tức là có
được sự thể nghiệm bằng tâm trạng sống lo sợ, cảm nhận được sự tội lỗi) con
người phải có mối quan hệ với Thượng đế, đến với và thuộc về Thượng đế.
Nội dung này sẽ bộc lộ rõ nhất ở phần chúng ta sẽ trình bày ngay sau đây: Ba
giai đoạn của con đường nhân sinh;

Quan niệm của Kierkergaard về ba giai đoạn của con đường nhân sinh:

– Giai đoạn 1: Giai đoạn thẩm mỹ
Trong giai đoạn này, con người bị tình cảm và cảm giác chi phối. Họ sống sa
đọa, đắm chìm trong thế giới nhục dục, hưởng lạc. Tuy nhiên, sau khi được thỏa mãn, người ta lại rơi vào cảm giác chán chường, trống rỗng, mỏi mệt với chính những sự hưởng lạc đó. Vì thế, họ đòi hỏi phải có một lối sống khác,
lúc này họ chuyển sang giai đoạn thứ hai, giai đoạn luân lý (đạo đức).
– Giai đoạn 2: Giai đoạn luân lý (đạo đức)
Trong giai đoạn này, con người sống khép mình vào những khuôn khổ của lý
tính, mọi hành vi của họ đều chịu sự chi phối và chỉ dẫn của lý tính, những
ham muốn nhục dục đồng thời bị lý tính kiểm soát và chi phối. Họ nhất mực
tuân theo các chuẩn mực xã hội, tôn thờ các lý tưởng cao đẹp. Tuy nhiên,
không phải vì thế mà những cảm giác về nhục dục kia mất đi, nó đẩy con
người vào một mâu thuẫn không thể giải quyết bằng lý tính: Mâu thuẫn giữa
những giấc mơ, lý tưởng cao đẹp với cái đời sống trần tục, đầy ham muốn
nhục dục kia. Nó đẩy con người đi đến cảm giác đầy tội lỗi. Tuy nhiên, để
giải tỏa cảm giác tội lỗi, con người không thể vin vào đạo đức hay lý tính
được. Họ buộc phải cầu đến sự “sám hối” mà người có thể giúp họ sám hối
không ai khác chính là Thượng đế. Vì vậy, họ khước từ giai đoạn thứ hai để
tiến đến một giai đoạn khác: Giai đoạn tôn giáo.
– Giai đoạn 3: Giai đoạn Tôn giáo
Ở giai đoạn này, con người không hưởng lạc cũng không tôn thờ lý tưởng, lý
tính. Họ chỉ tồn tại một mình và đối diện với Thượng đế vâng mệnh Thượng
đế mà không cần bận tâm đến cảm giác nhục dục hay những quy chuẩn của
đạo đức và luân lý nào cả.
M.M.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Hệ thống sơ đồ hóa môn Triết học Mác – Lênin (Kỳ 1)

Hệ thống sơ đồ hóa môn Triết học Mác – Lênin là một công trình chứa đựng nhiều tâm huyết và thời gian của “Lão C”, Phó Chủ nhiệm Câu l...