Trả lời cho câu hỏi: Triết học là gì và những vấn đề cơ bản của triết học là như thế nào?
I. Triết học là gì?
Triết học ra đời vào khoảng thế kỷ VIII đến
VI trước Công nguyên tại ba trung tâm văn minh lớn của thế giới là Hy
Lạp, Ấn Độ và Trung Quốc. Như vậy, triết học ra đời không cùng thời điểm
với sự ra đời của loài người mà tại một giai đoạn nhất định của sự phát
triển tư duy con người.
Trở lại với ba nền văn minh lớn là cái nôi của triết học, ta thấy rằng người Hy Lạp coi triết học là một môn học của sự “thông thái” (triết học được gọi là Philosophia – Yêu mến sự thông thái); người Ấn Độ coi triết học là con đường “suy ngẫm”
để đạt đến sự giác ngộ và giải thoát còn người Trung Quốc coi triết học
là môn học thuộc về trí tuệ. Có thể thấy, dù có những quan niệm khác
nhau về triết học, song cả ba nền văn minh này đều thừa nhận triết học
là một môn học của tư duy và trí tuệ. Vậy, triết học là gì?
Có thể hiểu một cách khái quát nhất, triết học là hệ thống tri thức lý luận CHUNG NHẤT của con người về thế giới, về vị trí, vai trò của con người trong thế giới ấy. Thí dụ: Khi
chúng ta cố lý giải một hành vi nào là Thiện hay Ác thì lúc ấy chúng ta
đang suy nghĩ một vấn đề triết học và câu chuyện Thiện hay Ác ấy khi
được nghiên cứu dưới góc độ lý luận (lý giải vấn đề, tìm kiếm giải pháp)
là một nội dung của triết học.
II. Vấn đề cơ bản của triết học
Thế nào là vấn đề cơ bản của triết học?
Vấn đề cơ bản của một khoa học là những vấn
đề cốt lõi, chi phối những nội dung còn lại của khoa học ấy, đối với
triết học cũng vậy. Vấn đề cơ bản của triết học là sự giải quyết 2 câu
hỏi (hai mặt của một vấn đề) sau:
Câu hỏi thứ nhất hay mặt thứ nhất: Giữa vật chất và ý thức thì cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào?
Câu hỏi thứ hai hay mặt thứ hai: Con người có khả năng nhận thức được thế giới hay không?
Sở dĩ, đây được gọi là vấn đề cơ bản của triết học, bởi lẽ:
- Giải quyết vấn đề này là tiêu chuẩn
xác định thế giới quan, lập trường của mỗi triết gia và là cơ sở để phân
chia các trường phái triết học
Thí dụ: Trong việc giải quyết câu hỏi thứ nhất, nếu triết gia nào coi vật chất là cái có trước và quyết định ý thức thì triết gia đó được xếp vào hàng các triết gia của phái Duy Vật. Ngược lại, những nhà tư tưởng nào cho rằng, ý thức mới là cái có trước và quyết định vật chất, giả sử khi người đó nói: Trước khi có một ngôi nhà bằng vật chất hiện trước mắt chúng ta thì cần có một ngôi nhà trong ý thức của người đã thiết kế ra nó và khi người ấy quan niệm như vậy thì anh ta được xếp vào hàng những triết gia Duy Tâm.
Đối với việc giải quyết câu hỏi thứ hai của triết học, nếu một người quan niệm con người có thể nhận thức được thế giới này thì anh ta được xếp vào phái Khả tri luận (coi thế giới là có thể nhận thức được) và ngược lại, nếu anh ta coi thế giới là không thể nhận thức, sẽ được xếp vào phái Bất khả tri luận (con người không thể nhận thức về thế giới xung quanh họ) - Giải quyết vấn đề này như thế nào sẽ quy định việc giải quyết những vấn đề còn lại trong triết học.
Thí dụ: Đối với một người thuộc phái Duy vật, khi nghiên cứu các hiện tượng thần bí, giả dụ như hiện tượng về sự sống sau cái chết (gọi nôm na là Ma), anh ta sẽ gắng lý giải những hiện tượng đó theo hướng duy vật, tức là coi những hiện tượng ấy là những phản ứng hay một kết cấu vật chất đặc biệt. Trên thực tế, có một số lý thuyết phổ biến muốn chứng minh cho quan điểm này như hiện tượng “Ma chơi” hay lý giải sự tồn tại của con người sau khi chết là “sự sống dưới dạng sóng”. Ngược lại, nếu anh ta là một người đứng trên lập trường Duy tâm, anh ta sẽ cố chứng minh cho sự tồn tại của linh hồn con người hay có một thế giới khác sau khi chết (đó là một trong những hướng đi và còn vô vàn những giả thuyết phức tạp hơn nữa)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét